Web Analytics Made Easy - StatCounter
HomeTu HọcChia sẻ trải nghiệm

Thầy, Ông lái đò vô sự

Là ông lái đó tự nguyện đưa khách qua sông, có những khách họ không trả tiền lên bờ là đi mất, không nhớ ông lái đò là ai. Có những vị khách sau một thời gian rong ruổi kiếm tìm bên ngoài cũng quay lại thăm chơi cùng ông lái đò, cũng có những vị khách sau khi được vị lái đò kia chở, không hiểu vì nguyên cớ gì họ cũng muốn, cũng muốn được trở thành một vị lái đò, cùng muốn tự nguyện trở thành đồng nghiệp đồng môn đưa khách qua sông, giống như người thầy truyền đưa cái tư tưởng lái đò sang cho người đệ tử.

Trong sự nghiệp đưa đò đó ông Thầy kia đã chở biết bao nhiêu người qua sông, con số đó không thể nhớ đếm xuể được. Có những kẻ đi người ở. Nhưng dường như thế gian là sự thay thế biến đổi không ngừng nghỉ nên tâm thức của những vị khách cũng vậy, ai ai cùng chạy mãi hoài vọng về những điều vô thường ái dục mà họ cho đó là những điều chân thật của sự sống đau khổ này. Chỉ có ông lái đò kia vẫn như như không thay đổi với thế gian này.
Trong buổi chiều trầm ngâm thâm sâu vào thiền lý ông lái đó thấy có cuộc gọi đưa đò của khách cũ năm xưa. Khi thấy vị khách cũ chỉ qua âm thanh của giọng nói như đang khóc cho sự sống của mình, khách xưa chưa kịp nói gì nhiều ông lái đò kêu qua đây tôi sẽ đưa khách qua sông.

Khi khách cũ năm xưa tới nó hiển hiện lên một cái sắc danh bị nghiệp lực vùi dập không có nhuận sắc như lúc trước. Ở trong tâm thức của khách xưa giờ đây dòng sông tâm thức kia đang là những con sóng thần, những tiếng gào rú, những lời thì thầm bên tai, những cuộc chiến đấu sống chết với chính mình.
Ô hay có những điều rất lạ là chính chúng ta mới là kẻ yếu đuối khi chính mình không vượt qua được những con sóng trong tâm kia. Tâm ta thay vì bình yên như mặt hồ thu, thì đang là những dòng chảy siết mạnh, cuốn phăng tất cả nhà cửa, gia đình, con cái, sự nghiệp, cha mẹ để quyết định một cái kết oan uổng cho chính mình và gia đình. “Tự kết liễu đời mình”.

Có những phút giây tỉnh giác họ hiểu rằng không có sự sống nào là yên ả: nhiều người khác còn khổ hơn nhưng họ vẫn lạc quan vào sự sống, Còn bản thân khách xưa đâu có khổ, công việc gặp chút rắc rối nhưng có thể giải quyết được, gia đình con cái cũng đâu có gì làm cho khổ tâm. Tại sao lại có sự lựa chọn tự kết liễu đời mình. Vậy điều gì đang điều khiển tâm thức, xui khiến khách xưa phải chết. Khách xưa phải ngồi xuống dùng tất cả các phương pháp đã được biết đến do người này, người kia dạy để hóa giải nó. Nhưng kết cục những điều tiêu cực luôn xâm chiếm tâm thức, nó làm chủ tình hình. Bắt người khách xưa phải viết bản di chúc, bắt phải ghi lại những điều dặn dò gia đình trước lúc mình đi xa, thậm chí đã chuẩn bị sẵn mấy vỉ thuốc do đợt đi khám lần trước bác sĩ kê toa do trầm cảm, kêu người mang than đến sẵn nơi khách cần đến. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc ra đi. Trước khi đi khách xưa vẫn không quên thắp nhang lên bàn thờ mẹ Quan thế âm Bồ tát xong tự nhiên có cuộc gọi khác của khách hàng làm cho khách xưa quên mất ý định tự tử. Chiều hôm đó như vô thức khách xưa cầm điện thoại gọi cho ông lái đò năm xưa, người đã từng đưa khách xưa cùng những người bạn của khách xưa vượt qua những con sông hung dữ của chặng đường cuộc đời lúc trước. Nhưng do nghiệp lực của sự sống mà họ quên mất ông lái đò năm xưa đã từng một vài phen giúp đưa họ qua cơn sóng dữ cuộc đời.

Ông lái đò ít khi bận tâm đến chuyện đối đãi của thế gian, cho dù là khách xưa hay khách mới chỉ cần người hành khách đó quay về, tự nguyện quay về với chính mình, tự nguyện quay về với phật đạo thì ông lái đò lại tiếp tục cần mẫn giúp khách qua những con sóng thần kia của cuộc đời họ. Chỉ mong họ luôn biết nhớ nghĩ đến phật đạo, nhớ nghĩ đến sự tu học chân thật, thì chính cuộc đời của họ được thăng hoa nhờ phật pháp, nhờ sự tu học, nhờ những cuộc hành trình đưa khách qua sông. Đó là thù lao mà ông lái đò mong khách trả nhất.

Khách xưa lại một lần nữa được ông lái đò hướng dẫn đưa qua những cơn sóng dữ cuộc đời, nụ cười đã trở lại.

Cuộc đời này muôn sắc Thầy là người tự tại để ngắm sự muôn sắc của cuộc đời.

Kính tặng Thầy, ông lái đò vô sự!

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

 

Cuiyang07 – Nguyên Thúy

COMMENTS

WORDPRESS: 4
  • comment-avatar
    Kim Cang Phổ Tạng 4 năm ago

    Có được người Thầy từ bi là điều may mắn nhất.
    Thầy thương các đệ tử nghiệp tập còn dày, u mê vô minh, ngày ngày lạc bước vào con đường của ngã quỷ, súc sinh
    mà không biết. Bằng các này hay cách khác, Thầy luôn có các biện pháp dạy bảo, uốn nắn cho người đệ tử thấy được cái ngã mạn, cái vô mình của bản thân, cái nghiệp tập nhiều đời nhiều kiếp đang diễn biến trong tâm thức để kịp thời sửa chữa.
    Nam mô bổn sư Kim Cang Kiết Tương

  • comment-avatar

    Khách xưa ai có chợt nhớ, ông lái đò đưa khách qua sông.
    Khách xưa ai có chợt ngộ
    Để nguyện rằng sẽ là ông lái đò đưa khách qua sông
    ông lái đò, ai lái đò.
    Nơi đó ai ai…
    Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

  • comment-avatar

    Nhân sự chia sẻ của chị,em nhớ có lần Thầy dạy em:”khi làm đạo,em hãy tập như người lái đò,cứ đưa khách qua sông,đừng bận tâm họ có quay trở lại không hay bao giờ quay lại.Cứ nhiệt tâm,vô tâm làm đạo như vậy sẽ rất tốt cho sự tu học của mình.”Thật sự khi đó em nghe Thầy dạy mà ngỡ ngàng,cảm phục.Tuy chỉ là những lời dạy ngắn gọn,nhưng bao hàm cả triết lý sống,tu học.Bởi trong cuộc sống,cũng như trong sự tu học,mình phải nhiệt tâm,nhiệt huyết nhưng trên tinh thần tỉnh giác,trí huệ.Cái gì cũng vậy,mình càng ôm chấp thì càng nặng nhọc.Lời Thầy dạy là cả một phương châm,triết lý sống để em thực tập.Bởi chính ngay cuộc sống,sự hoằng hoá Phật đạo của Thầy cũng luôn biểu hiện cái phong thái ung dung,vô sự đó.Chính đạo hạnh của Thầy đã cảm hoá,dìu dắt,ươm mầm cho tư tưởng tu học vượt thoát của chúng đệ tử.
    Rất tâm đắc với lời kết của chị :
    “Cuộc đời này muôn sắc,Thầy là người tự tại để ngắm sự muôn sắc của cuộc đời.”

  • comment-avatar

    Chỉ mong họ luôn biết nhớ nghĩ đến phật đạo, nhớ nghĩ đến sự tu học chân thật, thì chính cuộc đời của họ được thăng hoa nhờ phật pháp, nhờ sự tu học, nhờ những cuộc hành trình đưa khách qua sông. Đó là thù lao mà ông lái đò mong khách trả nhất.

    Với tấm lòng từ bi của Thầy luôn đem đến những lợi ích cho người hành giả, người tu Thầy luôn tạo ra những cơ duyên thúc đẩy người tỉnh tỉnh để tu sửa lại thấy tập nghiệp tập khí, quay lại nhìn thân tâm mình để cải sửa . Tỉnh giác tu trì cho đời sống được an lành tri túc sáng suốt hơn đi theo con đường Đức Phật dạy. Thầy là ông lái đò, Thầy là người cha già trí huệ luôn dìu dắt gieo duyên thúc đẩy sự sống trí huệ cho thế nhân.
    Đệ tử con tu học chưa có được thành tựu nhưng cũng là một trong những người con được Thầy giúp đỡ, chỉ dạy rất rất nhiều từ trong cảnh khổ, mê đắm Thầy đã bằng đủ phương pháp thiện xảo để giúp con đang đi trên con đường phá bỏ ngã chấp, ngã mạn, si mê, tà kiến để thông được lý đạo, huân tập, tạo dựng đường lối tư tưởng tu hành.