THIỀN QUÁN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ QUA CHỨNG ĐẠO CA
Lời Nói Đầu
Trong phương pháp tu Mật chú Chuẩn đề, người hành giả phải kết hợp với Thiền Tông (Hiển giáo). Hai pháp môn này phải là một vì phải đạt được hiển mật viên thông tâm yếu mới thành Phật. Người hành giả phải thấy tánh tâm của mình. Phải biết thân tướng của mình là do duyên hợp lại giả có. Đó là thân tướng, còn về mặt tâm thức, người hành giả cũng phải hiểu ngộ nhìn thấy những niệm lăng xăng trong tâm ta, trong tư tưởng của ta. Phải nhìn thấy tất cả các tướng, vạn pháp bằng sự chân thật của mình. Sống một đời sống tu hành chân thật, lấy những niệm tưởng lăng xăng khổ đau thành những phương tiện tu hành để đưa con người thoát khổ, có cuộc sống chân hạnh phúc.
Để đạt những điều trên, hôm nay, với tấm lòng chân thật của mình, xin thể hiện Mật chú Chuẩn đề qua lời dạy của người xưa, chân thành thể hiện Chứng Đạo Ca qua Mật Chú Chuẩn đề.
Tác phẩm Chứng Đạo Ca là một tác phẩm ghi lại những lý sự viên dung chứng đạo của Thiền sư Huyền Giác là một tác phẩm rất hay đem lại lợi ích rất nhiều cho nhân loại.
Thiền sư Huyền giác sinh năm 665 (TL), tịch năm 713 (TL). Tác phẩm Chứng Đạo Ca này và thân thế của Ngài Huyền Giác đã có rất nhiều vị đã nói ra. Nay ở đây chỉ dẫn giải sơ lược mà thôi. Ở đây, chỉ ghi lại lời người xưa để thể hiện qua pháp tu Hiển mật Viên Thông (Pháp tu Chuẩn đề). Để giảm bớt những phần văn tự, tạo những tư tưởng đơn giản, gọn nhẹ nhằm để người hành giả dễ thể hiện pháp tu. Mong quí đạo tâm hoan hỉ, an lạc!
PHẨM I
Chánh Văn
Quân bất kiến!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chơn
Vô minh thực tánh tức phật tánh
Huyễn hóa không thân tức pháp thân
Dịch Nghĩa
Anh thấy chăng!
Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng chẳng cầu chân
Tánh thực vô minh tức phật tánh
Thân không huyễn hóa tức pháp thân.
Mở đầu bài chứng đạo ca Ngài Huyền Giác đã chỉ ngay tức khắc. Ngài rất từ bi đã thể hiện, chỉ rất rõ ràng. Ngoài những hình danh sắc tướng ngay tức khắc trong câu “Anh thấy chăng!”, ngài muốn ta trực chỉ, trực ngay chỗ đó là cái sự biết không nhiễm ô một trần nào cả. Cũng như những vị Thiền sư ngày xưa, khi có một vị Thiền giả nào đến hỏi đạo, các ngài chỉ dùng một chữ chỉ, hay đánh, la hét để nhằm chỉ ngay chỗ đó. Chỉ có ba câu thôi “Anh thấy chăng!”, ngài đã chỉ thật rõ ngay đây. Nó không qua một thứ lớp nào cả, không để cho người “Tâm” kịp sinh nở. Ngay câu “Anh Thấy Chăng” ta trực nhận ngay đây thì ly tất cả những phân biệt. Vì không kịp phân biệt sinh tâm, không kịp suy nghĩ một điều nào cả. Ngay đó, ngài hỏi rất chân thật. Vừa hỏi, vừa chỉ cái thường biết không sinh diệt ngay đó.
Đây là một cái lý nói về sự thường biết, vô chấp. Cho nên, người hành giả nên “Biết” cái biết không sinh diệt trên bằng cách khi biết rồi hãy thoải mái với cái biết đó, đừng suy nghĩ rằng ta đã biết. Ngay đây, nói trên mặt văn tự thì rất hay, rất dễ nhưng khi vào tu thì phải tĩnh tâm, nhẹ nhàng, thoải mái, tỉnh giác để nhìn thấy nó. Cho nên! ở đây hướng dẫn quí đạo hữu nên kết hợp với Mật chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.
Khi người hành giả đã giải được “ngộ lý” trên thì cứ một mực miệt mài, chuyên niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”, vì Thần chú này nó cũng không có nghĩa gì đề người hành giả phân biệt. Và chỉ một mạch niệm có một câu thôi. Nó dễ đưa đền chỗ tỉnh giác. Khi người hành giả chuyên tu như vậy, cứ niệm như vậy đến một lúc tự nhiên không còn chấp là ta đang thực hành phép niệm. Sự khó khăn cực nhọc đã được hòa tan với “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Bắt đầu sự huân tập đó đã thuần thục, người hành giả không còn niệm nữa nhưng nó vẫn niệm. Và không còn thấy trật, trúng trong âm của Thần chú. Có khi người hành giả đếm 1, 2, 3 hay nói một câu gì đó không phải là thần chú Chuẩn đề nhưng vẫn biết đó là “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”.
Ngay đây, người hành giả nên thoải mái cứ cho những niệm tưởng thoải mái, cứ tự do thể hiện. Nhưng mà tâm vẫn thường biết Thần chú Chuẩn đề vang lên trong những niệm tưởng đó.
Tuyệt học vô vi đạo nhân nhàn
Chẳng trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân
Tánh thật vô minh, tức Phật tánh
Thân không huyễn hóa tức pháp thân
Người hành giả thường biết như vậy thì tất cả các tưởng vọng tướng cùng chơn đều là hư danh, giả tướng thôi. Từ đó mới có tánh không huyễn hóa, không nặng nhọc ở hai bên thiện ác, vô minh, chơn vọng.
Người hành giả tu mật chú Chuẩn đề, các tướng cũng không còn có thiện ác, hư vọng, chơn giả. Mỗi mỗi niệm tưởng đều là giác niệm “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Hằng ngày, hằng giờ, từng phút, từng giây, những hoa đớm, những niệm tưởng đó nó sẽ niệm Thần chú Chuẩn đề cho người hành giả. Lúc đó cái thường biết là chân thần chú, là tâm chú của Đức Phật Mẫu Chuẩn đề.
Ngay đây, người hành giả đâu còn chỗ tu nữa. Vì không còn “Trừ vọng tưởng, cũng không còn cầu chân tánh thật của sự vô minh” nó cũng như Phật tánh. Ngay chỗ đó là chỗ chơn niệm Thần chú Chuẩn đề. Trước ngay chỗ khởi niệm một vấn đề, một niệm nào đó đã có sự biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cái sự biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” cũng hòa tan trong cái thường biết đó.
Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: TC. Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
COMMENTS
“Trước ngay chỗ khởi niệm một vấn đề, một niệm nào đó đã có sự biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. Cái sự biết “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm” cũng hòa tan trong cái thường biết đó.”
Ngay chỗ cất bước chân đã là nơi đến,một giọt nước biển cũng đồng vị đại dương mênh mông.Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.Mỗi bài pháp của Thầy có sự có lý,tựu trung cũng đưa người đệ tử trở về giác niệm Mật chú.Không mới,nhưng chẳng bao giờ cũ.Bởi thật sự,đệ tử chúng ta có mấy ai chịu kiên trì,an nhẫn thực hành,có mấy ai ôm ấp ,nuôi dưỡng giác niệm Mật chú Chuẩn đề cho thường hằng như Thầy đâu.Sự sống,sự sinh hóa,sự diễn thuyết như thật của Mật chú Chuẩn đề,mấy ai chạm nếm?!
Như một kho tàng vô tận,đã thâm nhập vào thì tự do diễn bày,sử dụng.Kho tàng Mật chú Chuẩn đề cũng vậy.Chính từ nơi đó mà Thầy lưu xuất biết bao bài pháp khuyến dạy chúng đệ tử.Nương nơi đây,đệ tử nguyện sống trong sự sống Mật chú chân thật.
Đệ tử xin tri ân Pháp bảo của Thầy!
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Om Mani Padme hum.
“ Đây là một cái lý nói về sự thường biết, vô chấp. Cho nên, người hành giả nên “Biết” cái biết không sinh diệt trên bằng cách khi biết rồi hãy thoải mái với cái biết đó, đừng suy nghĩ rằng ta đã biết. Ngay đây, nói trên mặt văn tự thì rất hay, rất dễ nhưng khi vào tu thì phải tĩnh tâm, nhẹ nhàng, thoải mái, tỉnh giác để nhìn thấy nó. Cho nên! ở đây hướng dẫn quí đạo hữu nên kết hợp với Mật chú Chuẩn đề “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm”. – Thầy Kim Cang Kiết Tường
Thưa Thầy con xin được trích lại một trong những đoạn pháp tâm đắc trong lòng cảm nhận được qua những lời chỉ dạy hướng dẫn của Thầy luôn đưa đến một tư tưởng sáng suốt tự nhiên nhất ứng dụng pháp chân thật nhất cần gắn liền với đời sống của mỗi người hành giả. Trong một quãng thời gian dài Thầy luôn hướng dẫn, động viên, khích lệ trên mọi phương tiện tạo ra những nhân duyên thiện lành củng cố tinh thần giúp cho chúng đệ tử tu hành. Con nhớ có những lần con cầu thỉnh Thầy dạy để sửa được những vấn đề vướng mắc trong tâm, trong hành động, Thầy thường dạy “chỉ có tu thôi.“ trì niệm và lấy cái “Biết” làm thân của mình. Tu để buông bỏ để hạ những cái chấp chứa trong tâm xuống để thấy pháp tánh hiện hữu nơi bản tâm thanh tịnh. Từ giác niệm Mật Chú Chuẩn Đề Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm là cần một tâm kiên định ẩn nhẫn niệm từng niệm, hoá giải từng bức bách nơi tâm lần lần thấy được sự chuyển hoá đang trở về tâm ban đầu là phật tánh thường hằng không sanh không diệt. Pháp ngữ dẫn dắt giải ngộ thể hiện đưa đường lối cho con quay về tu tâm, nhưng con phải nghiêm ngặt với cái tâm còn lười nhác để cần mẫn niệm hành trì tinh nghiêm hơn. Con còn vô minh chưa có trí huệ thông hiểu các pháp nhưng con có niềm tin chăm đọc nghe pháp, chiêm nghiệm, suy ngẫm và ghim vào tâm lần theo dấu pháp của Thầy con sẽ sáng trí hơn con sẽ có trí huệ. Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm. Om Mani Padme Hum
Thầy ơi con đã ngộ rồi! Con chẳng có lời nào để diễn tả được nữa.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường???