Bệnh tật, khổ đau, nghèo đói, thời tiết, với đủ thứ điều kiện đưa ra để níu kéo người tu , để trễ nãi việc tu, để trì hoãn sự tu…tự vọng tưởng cho phép mình được nghỉ ngơi, cho phép mình dung dưỡng dục lạc hưởng thụ cảm thọ của tâm vọng để cho nó lừa phỉnh mình một cách dễ dàng
Ai là gương sáng, ai để cho mình noi theo tu học. Với tôi, Thầy là gương sáng để tôi nhìn vào mà tự soi lại mình. Cho dù rất nhiều, rất nhiều lần tôi gục ngã bởi sự cám dỗ của dục vọng, nhưng đâu đó lẩn khuất trong sự dễ duôi ấy là lời nhắc nhở từ sâu thẳm hãy nhìn lại hình hài trên tấm gương phản chiếu kia nó đang dính đầy bụi.
Có thời điểm tôi thấy mấy tháng liền Thầy không ngủ mà làm việc tu học công phu liên tục không nghỉ, thỉnh thoảng lắm mới nghỉ 2,3 tiếng.
Một ngày làm việc tu học của Thầy từ rất sớm, tôi nói là sớm với người như tôi khái niệm ngày qua và ngày mới chứ Thầy đâu có nghỉ ngơi mà có sự bắt đầu. Thầy khỏe hay không khỏe luôn là sự thu thúc tâm thức quán chiếu tỉnh thức …tôi nói như vậy vì là người luôn cạnh Thầy tôi có sự quan sát để biết Thầy tu học như thế nào. Đi với Thầy chỉ một bữa thôi, thanh niên vạm vỡ đều mất sức đuối hơi. Nhưng với Thầy thì vẫn bình thường dẻo dai.
Những lúc thời tiết thay đổi thầy có chút mệt thì Thầy lại càng tu học hành trì nhiều hơn. Với Thầy thời gian là sự quí báu, cái thân này là quí báu phải biết nương vào nó khéo vận dụng nó để nó giúp cho mình tu học . Chứ mà bạc đãi nó thì nó không theo ý mình nằm một đống ra đấy khi cái tâm chưa có sự rốt ráo, ai lo cho mình, ai đỡ cho nẻo đi sau này của mình. Chưa rõ thì phải kham nhẫn tu học nhiều nhiều hơn nữa.
Có lúc cao hứng Thầy kể chuyện vui hồi xưa. Khi bị cho là đối tượng theo dõi vì hay đi chùa tụng kinh niệm phật. Có quyển sách kinh hay muốn đọc thì cũng phải lén lút, muốn đi nghe kinh phải đi bộ mười mấy km để nghe kinh trong sự lén lút như tội phạm. Hàng ngày tự qui ước với tâm mình là phải trì niệm ít cũng 70 – 80 lần sâu chuỗi 108 mới được . Có khi buồn ngủ quá đi kinh hành đầu đụng cả cột trụ trong chính điện mà cũng không dừng. Có người phá giật chuỗi tràng hạt niệm phật , ném, chặt vứt đi…Trong tâm Thầy vẫn không nguôi nhuệ khí, vẫn bừng bừng một lòng dũng mãnh hướng về Đức Phật. Cơm không đủ ăn, quần áo thiếu thốn nhưng nhất quyết dành tiền mua sách kinh ở Thường Chiếu. Bệnh tật đầy người chờ chết lấy nguồn nước mát từ giáo lý của Đức Phật, của Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngài A Di Đà Phật, Ngài Chuẩn Đề tưới tẩm lần hồi để qua cơn . Tấm gương đó chỉ bấy nhiêu thôi có bạn hữu nào hay tôi tự hổ thẹn với lòng mình, đã làm được một phần nhỏ như thế ? Trong sự sống chết đó dám gạt bỏ mọi thứ chỉ cầu mong hướng về Đức Phật, xả bỏ mọi tình trạng của thân chỉ cầu mong tâm gặp Phật.
Thầy đã gặp Phật chưa, Phật đã gặp Thầy chưa? Chỉ qua những điều như vậy ta đã biết Thầy đã gặp hay chưa ! Một sự hy sinh tận cùng của thân và tâm với tuệ của sự thanh tịnh chắc chắn bạn hữu sẽ gặp Phật.
Hình ảnh Thầy tôi lại nhớ đến câu chuyện của thầy tổ Milarepa , đến tổ Mapa…. và nhiều vị Thiền sư lỗi lạc như Thầy Nhất Hạnh, Thầy Thanh Từ , Thầy Từ Huệ, Thầy Acharn Mun, Acharn Char …Các vị cả cuộc đời hay nhiều đời điều dâng hiến sự sống của mình cho Đức Phật , phụng sự cho giáo lý Đức Phật, xiển dương giáo lý của Đức Phật. Các vị đều là những tấm gương kham nhẫn và buông xả.
Như tôi đọc câu chuyện của Ngài Acharn Mun về cuối đời tấm gương kham nhẫn của Thầy vẫn là những điều để đệ tử hướng tới và tu học theo Ngài.
Ngài bệnh sức khỏe suy yếu nhưng vẫn đều đặn thực hiện hạnh đầu đã trì bình khất thực với một bữa ăn trong ngày, khi quá yếu thì Ngài đi nửa đường rồi trở về. Thấy sức khỏe của Ngài yếu các thiện tín đề nghị xin được mang dâng vật thực tới tận nơi thất cho Ngài, nhưng Ngài từ chối. Chỉ đến khi họ xin mang vật thực tới tận cổng chùa, Ngài ra trì bình sớt bát. Ngài chấp nhận vì Ngài cho rằng Ngày giờ nào còn đủ sức ngồi dậy và đi lại thì Ngài còn thực hiện giáo lý của Đức Phật, không đầu hàng ô nhiễm, bất luận tình trạng cơ thể như thế nào.
Một tấm gương sáng để noi theo. Các Thầy luôn là những vị Thầy vĩ đại với sự kính tin, tình yêu tuyệt đối với Ngài , Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Còn với chúng hữu như đệ tử thì Thầy là một tấm gương sáng dung dị để noi, nhìn lại chính mình.
cuiyang07 – Nguyên Thúy
Kim Cang Đạo Nhất
COMMENTS
Đệ tử con từ lúc trước khi chưa được Thầy trao pháp Ngũ Bộ Chú quy y Tam Bảo con chưa hiểu biết về Phật về Pháp về Tăng luôn sống trong cuộc đời đầy bon chen, ham mê danh lợi tất bật trong cuộc sống lo toan không có được niềm vui thật sự. Cho đến khi được theo Thầy tu tập được nhìn tận mắt thấy nghe, thấy đời sống phạm hạnh của Thầy, thấy sự tu trì của Thầy luôn nhất tâm với Đức Phật, có lúc bệnh xa xôi vất vả đi xa nhưng Thầy luôn tận lực hết mình để hoàng hoá giáo pháp của Đức Phật để cứu giúp mọi người được biết đến Phật Pháp, được thọ nhận tu trì theo con đường Chánh Pháp.
Mỗi động cử của Thầy, mỗi ánh mắt suy niệm, cách sống của Thầy đều là những động lực giúp cho chúng đệ tử kính tin vững tâm noi theo, dù chúng con chưa học được nhiều chưa hành được nhiều nhưng Thầy luôn là nguồn cảm hứng là tấm gương sáng trí huệ từ bi dũng mãnh giúp cho chúng con tự tin để noi học theo chánh pháp của Thầy đang hằng thực hiện.