Web Analytics Made Easy - StatCounter
HomeDuy Tuệ Thị NghiệpPháp vị - Pháp cú

Người ngạo ngễ, kiêu mạn

                                                                   

Người quét rác Sunita

Một ví dụ điển hình của kiêu mạn đưa đến tái sanh địa ngục, và thọ sanh làm người hạ liệt là Tôn giả Sunita. Trong một quá khứ kiếp, có lần ông gặp một vị Phật Độc Giác đang đi khất thực trong làng. Khi nhìn thấy Đức Phật, ông đã nói với sự khinh miệt và chỉ trích lối sống của ngài. Ông nói: “ ông có tay có chân giống như mọi người. ông nên làm việc để kiếm sống như chúng tôi chứ!. Nếu ông không có nghề nghiệp gì, thì đi lượm rác và các đồ phế thải mà ăn”.

Sunita chẳng những không đảnh lễ người đáng đảnh lễ, không kính trọng người đáng kính trọng, không cung kính người đáng cung kính, mà còn nói lời khinh miệt đối với một vị Phật Độc Giác. Như vậy, ông đã hoàn thành rất nhiều bất thiện nghiệp. Một số nghiệp ấy đã làm nhiệm vụ như những sanh nghiệp, một số như những chướng nghiệp. Khi ông chết, một sanh nghiệp thuộc loại như vậy thức sự đã tạo ra tái sanh của ông trong địa ngục. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng trong cuộc lang thang vô định của tử sanh luân hồi, không cung kính, không đảnh lễ, không tôn trọng những người đáng kính trọng là điều rất nguy hiểm.

Cuối cùng, khi Sunita thoát khỏi địa ngục, và lại được tái sanh như một con người, trong rất nhiều kiếp sống, ông đã phải tái sanh trong những gia đình thuộc giai cấp hạ liệt nhất: Mỗi kiếp sanh ra, ông đều sinh vào một gia đình của người quét rác. “ Nghiệp khinh rẻ một vị Phật Độc Giác” ấy đã làm nhiệm vụ như những chướng nghiệp , để đem sự bất hạnh vào mỗi kiếp sống làm người của ông. Mỗi kiếp như vậy, ông đã trải qua một cuộc sống khốn khổ của một người quét rác, nhặt nhạnh những thứ bỏ đi trong thùng rác. Và trong quá khứ ông đã đối xử với Đức Phật Độc Giác như thế nào, giờ đây người ta cũng nhìn ông với sự ghê tởm và đối xử với ông với sự khinh miệt y như vậy. Ông phải cung kính tôn trọng, và đảnh lễ mọi người, già cũng như trẻ, với thái độ hạ mình, nhẫn nại, bởi vì sự sống của ông lệ thuộc vào thiện chí và từ bi của họ.

Tuy nhiên trong quá khứ Sunita cũng đã hoàn thành đủ thiện nghiệp và Ba la mật để đạt đến A la hán Thánh quả. Khi những thiện nghiệp này chín mùi, một nghiệp trong đó đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp để tạo ra tái sanh làm người của ông trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật chúng ta.

Trong giáo pháp của Đức Phật chúng ta, ông cũng lại sanh vào trong một gia đình người quét rác, ở Rajagaha, và một lần nữa, người ta đã nhìn ông với thái độ ghê tởm và đối xử với ông một cách khinh miệt. Tuy nhiên, một ngày nọ, Đức Phật thấy rằng Sunita đã hoàn thành đủ Ba la mật để đạt đến A la hán Thánh quả. Vì thế, vào lúc rạng động Đức Phật cùng 500 vị Tỳ kheo cố tình đi qua Sunita đang quét rác và dọn dẹp đường phố. Khi Sunita nhìn thấy Đức Phật, trong lòng ông tràn ngập một niềm hoan hỷ và kính sợ. Không thể nào tránh đi đâu được, ông đứng dựa lưng vào tường, với đôi tay chắp lại trong thái độ cung kính.

Đức Phật tiến đến gần Sunita và với giọng thân thiện dịu dàng ngài hỏi xem ông có thích trở thành một vị Tỳ khe không/ Sunita bộc lộ một niềm hoan hỷ cực độ, và Đức Phật cho ông xuất gia bằng những lời:

Hãy đến này Tỳ kheo! Pháp đã được khéo thuyết giảng! hãy sống đời phạm hạnh vì mục đích đoạn tận khổ đau!
Rồi Đức Phật đưa Tôn giả Sunita về chùa và dạy cho ngài một đề mục thiền. Tôn giả Sunita đã phát triển tám thiền chứng, và năm thần thông: Với thiền minh sát ngài đạt đến thần thông thứ sáu, lậu tận thông, tức A la hán thánh quả. Sau đó nhiều vị Phạm Thiên, cũng như chư thiên và con người đã đến đảnh lễ ngài, và ngài dạy cho họ kinh nghiệm chứng thiền và đạo quả của ngài. Vận hành của nghiệp là thế.

Những vận hành như vậy của nghiệp là lý do khiến Đức Phật nói trong “ kinh Kokalika”

Khi con người đã sanh
Sanh với búa trong miệng,
kẻ ngu si nói bậy,
tự chặt đứt lấy thân.

Vận hành nghiệp của Thiền sư Pa – auk

 

Nguyên Thúy

Pháp hiệu: Kim Cang Đạo Nhất

COMMENTS

WORDPRESS: 0