Trước đây qua những hình ảnh diễn đạt thể hiện bằng ngôn từ. Ngay sự thể hiện ý niệm tôi không có phân biệt tách riêng một trạng thái nào của Đức Phật cả. Đối với tôi chỉ có một tông là Phật tông, không có phân ra Tịnh độ tông – Mật tông – Thiền tông.
Ngay bây giờ chúng ta nếu tu ở ngay chỗ ngay tư tưởng pháp tánh gọi là nguyên thủy, thì chúng ta cũng phải đảnh lễ Chư Phật, chư vị A La Hán, Chư Thiên, Chư vị Thầy Tổ nhiều đời đời kiếp kiếp. Như vậy chúng ta cũng niệm, nhớ tưởng, quán tưởng đến Tam Bảo. Tức quán tưởng đến hằng hà sa số chư Phật, Bồ Tát, A La Hán. Thì ngay chỗ Tịnh độ tông cũng đảnh lễ niệm trì Đức A Di Đà Phật cùng tam bảo 10 phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư vị Thánh chúng, chư Thiên. Và ngay chỗ Thiền tông cũng vậy phải đảnh lễ đức Bổn Sư, đảnh lễ 3 đời chư Phật, đảnh lễ Tam bảo, chư Bồ tát, chư Thánh chúng. Đó là lễ, năng lễ sở lễ tánh không tịch cảm ứng đạo giao nan tư nghì.
Tất cả những động tác ý niệm thân tâm ấy trong giờ phút đó trong hiện tại đó không có 3 thừa, không có Thiền tông – Mật tông- Tịnh độ tông – hay Nguyên Thủy, Đại thừa gì cả. Đây là sự cảm nghĩ của tôi. Ngay trong giờ phút hiện tại đó nó “như là”, “ như vậy” còn ai đó mỗi ai đó đều có một cảm nghĩ, một dòng suy tư, tư tưởng khác nhau, thể hiện vài nét này để tôi thầm chứng minh với cái biết của tôi là chỉ có một tông. Để từ đó đi vào tự tâm, tự giác của mình không trở ngại.
Ở những đoạn trước tôi thể hiện lên năng lực của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên linh ảnh của Ngài và Đức A Di Đà Phật cũng một lần nữa tôi xin thể hiện lại bằng câu chuyện là đến chánh điện chùa Từ Hiếu tôi đã thấy Mật chú Chuẩn Đề, Lục tự Đại minh chơn ngôn, Tịnh pháp giới chơn ngôn, Hộ thân chơn ngôn, Tam tổng trì chơn ngôn ( Úm A Hùng), Hồng danh đức A Di Đà Phật. Ở ngay giữa chánh điện là một tượng A Di Đà Phật, phía sau trên thờ Tam Thế Chư Phật. Đức Phật A Di Đà Phật ở đây thể hiện một oai nghi thật uy vũ Đức Phật kiết ấn.
Ngày xưa, thật xưa tôi thường nghe chư vị Hòa Thượng kể về tất cả những chùa ở miền Trung thường đa số tu theo dòng Thiền này dòng thiền kia. Nhưng chùa nào cũng thờ Đức Bổn sư, Đức A Di Đà Phật, và chủ yếu đều có thờ trì niệm ngũ bộ chú, tổng trì chơn ngôn. Tất cả các chùa đa số trên những bảng tượng để thờ ở chùa đều có ghi mật chú Chuẩn Đề – Om Ma Ni PadMe Hum – Úm A Hùm. Chứng tỏ rằng chư vị Tổ Thầy ngày xưa pháp tu của quí Ngài là Mật chú và Tịnh độ A Di Đà Phật – Thiền tông. Quí Ngài được truyền trao, quí Ngài thọ nhận và truyền trao rất vi diệu, và đầy đủ công đức, trí huệ năng lực. Vì ở ngay nơi pháp tu của quí Ngài nó có đầy đủ Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, Phật lực, Pháp lực, Tăng lực. Tất cả giáo pháp của chư Phật đều nằm trong tinh túy đó. Nên đời sống quí Ngài thật sự là an lạc, thoát ly đi sự sợ sệt từ những năng lực huyền bí quí Ngài hoằng pháp thật tích cực.
Ngay sự thể hiện hoằng hóa đạo pháp quí Ngài đã chứng ngộ thật sự bản tâm, bản thân. Chư Pháp chỉ là một, và chỉ có một tấm lòng từ bi. Mặc dù thật hiện từ bi những quí ngài có đầy đủ sự dũng – lực trong tâm pháp, trong giáo lý của chư Phật, trong pháp tánh của chư Phật. Một ngọn gió thổi qua, một lá cây rơi, một tiếng mưa rơi, chim kêu, cọp gầm, sấm sét….quí Ngài đều thể hiện phổ hóa chứng thật, thấy rõ. Ngay nơi đó là A Di Đà Phật, là mật chú Chuẩn Đề, là năng lực quán sát của trí tuệ, là năng lực hóa thân, báo thân của chư Phật. Ngay nơi đó quí Ngài thấy rõ. Như vậy là Phật, là Pháp, là Tăng, là năng lực, là trí huệ….là tất cả thế gian này có và không tất cả khi thế gian vũ trụ này không có.
Đến đi không một ngày dừng trụ
Như lai trong cánh hoa
Buổi chiều
Ánh sáng ban mai
Sấm sét đỉnh Thiên sơn
Lạnh ngắt.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni PadMe Hum.
Ngày về với Tịnh độ
Nơi ấy Mật tông chơn ngôn phật tánh hiện.
Ai bảo rằng ngày ấy “ như vậy”.
Sơ lược qua những ý niệm trong thức lưu trú để thấy biết ngay vị trí, ngay nơi mình đang tu đang thể hiện phổ hóa giáo pháp chư Phật trong bản tâm của mình. Trong sự đi lại tới lui cao thấp của ý niệm đừng bị ràng buộc, thì ngay chỗ đó chúng ta thấy nhẹ nhàng an lạc hơn thoải mái hơn khi thực hiện giáo pháp của chư Phật ( giáo pháp ở đây tôi muốn nói rằng ba tông đầy đủ, Đại thừa cùng nguyên thủy không phân biệt).
Ngày tôi thọ nhận Ấn khế bí mật ( Đại luân kim cang ấn pháp) là ngày vía Đức A Di Đà Phật nhằm ngày 17 tháng 11 âm lịch. Cho nên trong tâm tôi bao giờ cũng coi Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni – Đức A Di Đà Phật là một vị Thầy kính mến nhất. Đức A Đi Đà Phật trong thiền định trong sự tĩnh lặng của tâm thức tôi gặp đảnh lễ và được Phật A Di Đà quán đảnh xoa đầu. Một câu A Mi Đà Phật trong thiền định gặp ngay Đức Phật cao lớn to, không thể nghĩ bàn được. Trong linh ảnh đó tôi thấy quả địa cầu này nằm rất nhỏ trong lỗ chân lông của Ngài. Mỗi lỗ chân lông của Ngài có rất nhiều vị Phật mang đủ màu sắc ánh sáng khác nhau, mỗi vị Phật đầu tóc xoắn và ngay ngực chữ Vạn thật sáng màu đỏ – trắng vàng kim – màu xanh kim rất nhiều màu. Chữ Vạn ở nơi đây rất màu nhiệm mỗi lúc chữ Vạn đó xoay thì ánh sáng những năng lực như những dòng điện năng lan tỏa ra rất xa, chấn động mọi loài mỗi giác niệm. Cho nên những chúng sinh nào trong mười phương khởi niệm A Mi Đà Phật thì đồng với sự chuyển động của chữ Vạn ấy. Nơi chữ Vạn đó phát ra vô số âm thanh, âm ngữ rất dễ chịu nghe cảm nhận rung động tâm, tiềm thức “ như là” A Mi Đà Phật. Chúng sinh nào thọ trì đọc niệm liên tục, chữ Vạn đó xoay cuốn hút âm hưởng âm lực đó vào chữ Vạn. Chữ Vạn ngay ngực của Đức Phật A Mi Đà không thể nghĩ bàn được. Năng lực phát tiết ở chữ Vạn đó thấy nó được rung động chuyển động ở vô số Đức Phật hóa thân trong lỗ chân lông..
Ở đây bằng sự thật của tâm mình nói ra để thể hiện chuyển biến tư duy, tư tưởng giáo pháp Đức Phật ngay trong tâm tôi. Nếu người nghe người thấy có gì thì mong rằng nó cũng chỉ là những hạt mưa làm dịu mát tâm tôi thôi. Ngay nơi đó tôi được đức A Mi Đà Phật xoa đầu. Trong tâm thức tôi thấy cảm thọ dễ chịu. Ở đây trong xa thẳm và gần ngay tâm tôi nghe thật rõ ràng A Mi Đà Phật – A Mi Đà Phật – A Mi Đà Phật. Ngay nơi trong tâm đó vọng ra thể hiện ra A Mi Đà Phật. Tôi bảo rằng ngay nơi đó thể hiện A Mi Đà Phật hãy thoải mái để được an lạc. Mỗi niệm thể hiện ra đừng có điều kiện, đừng bị ràng buộc chấp dính vào cái gì cả. Vì tất cả cũng chỉ là khi thổi tắt đèn.
Phụt đèn tắt.
Khi đèn tắt từ đây qua đó.
Bạn thấy gì, hiểu gì?
Cười – đừng hiểu – thấy – Phụt.
Ở những bài viết này tôi thường hay thể hiện và ẩn tàng của 3 tông Thiền- Mật – Tịnh độ. Lúc đưa cơn sóng này lên, cơn sóng kia sụp xuống, con sóng lăn tăn – Biển cả sóng chỉ là nước.
Biển cả sóng lớn nhỏ
Lăng tăng – yên lặng – mát dịu
Chỉ là nước
Nước nếm mặn lạt chỉ có nước biết.
Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề tà bà ha. Bộ lâm – Om Ma Ni Padme Hum
cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: TC. Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
COMMENTS
Đệ tử đọc trong Kinh Hoa Nghiêm có diễn tả về các hảo tướng của Đức Như Lai,trong đó có tướng chữ Vạn giữa ngực.Ngôn từ diễn đạt trong kinh thì hàm súc và mang nhiều lớp huyền nghĩa.Nay đọc được bài pháp của Thầy,sự diễn đạt về tướng chữ Vạn của Đức Phật tuy khác ngôn từ nhưng hàm nghĩa vẫn đồng.Quả thật,đệ tử thấy thật hạnh phúc,hạnh phúc vì sự chứng ngộ của Thầy hoàn toàn khế hợp với Kinh,hạnh phúc vì được làm đệ tử Thầy,hạnh phúc vì được đọc,nghe,hướng tâm về những giáo pháp chân thật như vậy.
Rung động chuyển xoay,chấn động tâm thức vũ trụ,lan tỏa năng lực phổ hóa đến hàng đệ tử chúng con,đó chính là mật lực hộ trì của Thầy.Đệ tử thành tâm kính lễ Thầy!
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Om Mani Padme Hum. A Mi Đà Phật.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Om Mani Padme Hum.