Chùa Samrông Ek tọa lạc tại ấp Đôn Hóa, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, nay là phường 8, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Chùa tọa lạc trên một diện tích 4 hecta với nhiều cây cao bóng cả, gần khu vực ao Bà Om, cách thị xã Trà Vinh 5 km. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Một số tài liệu cho rằng chùa Samrông Ek được dựng vào năm 642. Chùa đã được xây lại vào năm 1850. Ngôi chánh điện được đại trùng tu năm 1944. Samrông là tên một loại cây mọc nhiều ở vùng này trước đây, trong đó có một cây to, già đứng chơ vơ (ek), nên ngôi chùa dựng ở đây mang tên Samrông Ek.
Tính đến nay theo dòng lịch sử chùa đã được xây dựng hình thành trên 1381 năm.
Để tổ chức được lễ kiết giới Sima này theo truyền thống không tính trùng tu, tu bổ Chùa phải được xây mới lại hoàn toàn trên nền chùa cũ mới đầy đủ điều kiện tổ chức lễ hội lớn này. Cho nên chùa Samrong Ek tính cho đến nay hơn 1300 năm mới đầy đủ điều kiện tổ chức đại lễ lớn này ( Khánh thành nhà mới cho Phật).
Dưới đây là một số hình ảnh của lễ hội lớn này
Chùa Samrong Ek được xây dựng lại mới hoàn toàn lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 24 – 26/3/ 2023
Thầy trò chúng tôi tham dự và cúng dường tứ vật dụng tài tịnh đến Tam Bảo cùng Tăng sư
Trong 3 ngày đại lễ thì có hàng chục ngàn lượt Tăng Ni Phật tử khắp nơi đổ về đây để tham dự lễ hội này
Kết giới Sima là nghi thức quan trọng nhất và diễn ra vào ngày cuối cùng của đại lễ. Tương truyền rằng nếu người nào trong 1 đời người mà tham dự 9 lần lễ kết Sima này thì đời sau người đó được sinh vào cõi lành có đầy đủ nhân duyên phước báu giàu sang phú quí phước lành.
Để có thể tổ chức lễ kết sima thành tựu thì khâu lựa chọn tăng sư tham dự lễ tuyên ngôn chú nguyện vào 9 cột trụ chính trước chánh điện trong đêm cuối được kết xung quanh bằng các sợi chỉ trắng quấn quanh là rất quan trọng, phải đủ tuổi đạo từ tỳ kheo trở lên và có giới hạnh mới được tham dự vào khu kết giới đó. Khi nghi lễ đang thực hiện chú nguyện do sự bất cẩn hay vô ý của một người nào đó đi qua thì coi như nghi lễ đó được coi là không thành tựu và phải làm lại . Ở mỗi trụ cột khi thực hiện nghi lễ từng câu chú, câu kinh, từng nhịp thắt nút, từng nhịp chặt của dao pháp khi chặt đứt sợi chỉ đều phải được đầy đủ chuẩn xác không thừa không thiếu, không được lộn câu. Tất cả phải được phối hợp nhịp nhàng hòa hợp của cả khối tăng chúng từ đầu nghi thức đến khi kết thức mới được coi là lễ Kết Sima thành tựu.
Sư phó dẫn Thầy trò chúng tôi giới thiệu về 9 cái trụ sima trước khi được lấp kín thì 9 cái trụ này là nơi để cho người dân khắp nơi gửi lời cầu nguyện ý nguyện tốt đẹp của mình xuống dưới đó
Kim Cang Đạo Nhất
COMMENTS
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Thầy vẫn luôn từ bi gieo trồng từng phước lành cho đệ tử chúng con được tiếp cận gần với Pháp Báo 1300 năm bao nhiêu sự linh thiêng đã được ung đúc từ nhiều đời của chư Tổ.nhờ những linh khí của nhiều đời chư Tổ giúp cho đệ tử chúng con tinh tấn hơn được mọi thuận duyên trên bước đường tu học .
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm