Chánh Văn:
Giác tất liễu, bất thi công,
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.
Trụ tướng bố thí sinh Thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.
Dịch nghĩa:
Mọi pháp hữu vi thảy chẳng đồng.
Bố thí trụ tướng phước trời ứng,
Khác gì tên nhắm bắn hư không.
Đây nói giác tất là xong chẳng ra công. Một câu nói rất tầm thường nhưng nó hàm chứa tất cả giáo nghĩa tối thượng thừa của Phật đạo. Đạo giải thoát nó nằm nơi đấy. Khi người tu trở về với bản tâm Thanh tịnh của mình, thì quán soi tất cả vạn pháp đều không thật tướng do sự duyên hợp mà hình thành cả. Ngay đây họ luôn tỉnh giác.
Ngày xưa, sau khi sư Huyền Giác tham vấn hỏi đạo với đức Lục Tổ Huệ Năng, ngài xin cáo từ ra về
Tổ bảo: Sao trở về quá nhanh?
Sư thưa: Vốn tự không động thì đâu có nhanh.
Tổ bảo: Cái gì biết không động?
Sư thưa: Ngài tự phân biệt.
Tổ bảo: Người được ý vô sanh rất sâu.
Sư thưa: Vô sanh há có ý sao?
Tổ bảo: Không ý cái gì biết phân biệt?
Sư thưa: Phân biệt cũng không phải ý.
Như vậy trong cái vô sanh đó, không phải là không phân biệt. Nhưng phân biệt mà không có ý. Tất là sự “Tư lương biết” hằng có gọi là “ Diệu tư lương”. Ngay nơi đây tùy duyên mà trực nhận một cách nhanh chóng.
Ngay nơi đây người tu theo Mật pháp Chuẩn Đề cũng vậy. Ngay nơi duyên đó mà biết trực nhận. Mà cái biết trực nhận đó hàng ngày do sự huân tập hành trì niệm của người hành giả. Tất cả các duyên tới họ đều nghe biết Mật chú – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Nhưng ngay chỗ đó cái nghe đó nó cũng không dính theo cái cảm thọ, và không nhất định nghe ở đâu nơi nào. Chỉ trong tích tắc sát na thần chú đó vang lên – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, và cái hình tướng âm thanh đó được thể hiện ở cái biết của tướng nghe. Khi đã thuần thục ở tướng nghe biết thần chú đó rồi, thì ở mọi nơi, mọi vật đều có Mật chú nơi đó. Do đó người hành giả dùng pháp ấy để cúng “Kính Điền”, dâng lễ vật cúng dường chư Phật, Bồ tát. Thì tất là dâng tâm chú – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Sự vật đó là tâm chú, thì tâm chú là Phật tánh hằng có, thì sự cúng dường ấy tất là sự “Cung dưỡng” thành kính chân thật của tâm mình. Trưởng dưỡng cái Phật tánh đó, thì ngay đó mới đúng là sự cúng dường mười phương chư Phật, mười phương chư Bồ tát, Thanh văn Duyên giác. Một sự cúng dường vô ngã, vô sinh xứng với pháp.
Và ngay nơi đó đem lễ vật, vật thực đó mà bố thí cúng “Bi Điền” cho tất cả Ngạ quỉ, Súc sanh nơi Địa ngục u tối đó. Thì có lợi ích rất nhiều đối với chúng sinh Ngạ quỉ. Vì chúng sanh Ngạ quỉ ấy đều trong tâm ta cả. Khi quay lại với tâm thanh tịnh vô ngã, thì ngay nơi đó tất cả vật thực đều cũng là tâm thanh tịnh của tâm chú Chuẩn Đề, và cũng ngay nơi đó tâm chú đó sẽ thể hiện ấn lên tâm Súc sinh, Ngạ quỉ kia. Thì tất cả đều đồng quy tâm Phật ấn tâm chúng sinh Địa ngục, thì Địa ngục và Niết bàn đều bình đẳng. Con đường giải thoát sẽ khai mở.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Bố thí như vậy, tất vô ngã không trụ nơi tướng mà bố thí.
Kinh Kim Cang nói: Nếu Bồ tát đem bảy báu, đầy cả Tam thiên Đại thiên thế giới, nhiều như số cát sông Hằng dùng để bố thí sánh với Bồ tát biết tất cả pháp vô ngã, được thành tựu sức nhẫn. Thì công đức của Bồ tát này hơn phước đức của Bồ tát thí bảy báu. Tại sao?
Này Tu Bồ Đề: “Do các Bồ tát chẳng thọ phước đức.”
Tu Bồ Đề bạch Phật: “ Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ tát chẳng thọ phước đức?”.
Phật bảo: “Này Tu Bồ Đề. Bồ tát làm phước đức chẳng nên tham trước, vì vậy nói là chẳng thọ phước đức”.
Ở đây ngài Huyền Giác cũng nói:
Bố thí trụ tướng phước trời ứng,
Khác gì tên nhắm bắn hư không.
Bố thí mà thấy cái ta, ta cho, người thọ nhận. Thấy tất cả các pháp đều thật có chấp vào đó mà bố thí thì chuyện bố thí đó sẽ hưởng được phước báu cõi trời người. Như người ngửa mặt lên nhắm hư không mà bắn tên, tên bay đến một lúc cũng trở lại. Người dùng tướng ngã pháp mà bố thí cũng như vậy. Một ngày nào hết phước cũng sẽ trở lại tiếp tục luân hồi sinh tử.
– “ Như khi gặp cảnh yêu ghét, lúc ấy khởi tâm yêu ghét và khiến thủ cảnh yêu ghét ấy. Nếu tâm chẳng khởi là tâm vô ngại”
Thời tiết xoay vần xuân lại thu.
Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu
Giàu sang, nhìn lại một trường mộng
Năm tháng ôm suông muôn hộc sầu.
Nẻo khổ luân hồi xe chuyển bánh
Sông yên chìm nổi tựa bọt chum
Gặp trường chẳng chịu sở lên mũi
Muôn kiếp duyên lành chỉ thế thôi.
Tuệ Trung Thượng Sĩ.
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
COMMENTS
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Như Ngài Huyền Giác nói cùng lời Thầy luận giải, chúng ta thấy có lợi ích không? Thầy đã tận tình chỉ cho chúng ta thấy tâm vô ngã trong sự cúng dường bố thí lợi ích cho sự giải thoát của người hành giả như thế nào.
Sự chỉ bày cho chúng ta thấy sự mắc kẹt trong tâm xả ly của chúng ta chưa thật xả bởi khi chúng ta phát tâm cúng dường bố thí sẽ thấy rõ vật chúng ta cúng là cái gì, ai nhận vật bố thí cúng dường và cái điều kẹt nhất chính là chúng ta thấy có người một ai đó đang thực hiện việc cúng dường bố thí đó. Thì cho dù chúng ta làm đủ điều phước thiện thì cái quả cũng chỉ là phước hữu lậu còn rơi vào trong đường tái sinh của sự hưởng phước. Nếu nói theo lý giải thoát thì đó chưa phải là sự rốt ráo trong tư tưởng giải thoát.
Cho nên ngay đây chúng ta phải vững lý thiền thực hiện thiện xảo khéo léo sao mà đó chỉ là phương tiện trợ duyên tạo công đức cho người hành giả trên con đường tu giải thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian này. Chúng ta phải thật thiện xảo khéo léo dụng Như Lai Thiền Mật Chú Chuẩn Đề Uế Tích nương nhờ năng lực phật lực đó mà thật chứng hạnh bố thí vô trụ đó. Một sự khai mở của con đường giải thoát!
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Me Hum