Chánh văn:
Khoát đạt không, bác nhân quả
Mãng mãng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên
Hoàn nhi tị nịch nhi đầu hỏa.
Dịch nghĩa:
Toàn không trơ, dẹp nhân quả,
Mênh mang bát ngát chuốc lấy họa.
Bỏ có vướng không cũng bệnh thôi,
Khác gì tránh nước nhảy vào lửa.
Người tu hành mà không tự tỉnh giác quay lại để quán soi tâm hạnh của mình, đợi khi vọng tưởng dẫn mình đi mà không hay, cứ mãi chấp trên văn tự ngã chấp. Thấy trong kinh luận bảo rằng tánh không thường do huyễn hợp mà sanh giả có, ngay nơi ấy chấp vào nghĩa trên rồi bác bỏ nhân quả mặc tình mà tạo tội nghiệp. Tất cả các pháp duyên đến do huyễn hợp giả có, nhưng ngay đây nó có giả thành nghiệp lực. Tâm hạnh của mình chưa dứt đi trần duyên, mà bảo rằng không có pháp thiện ác, không có nhân quả. Thật như vậy quá tội lỗi
Toàn không trơ, dẹp nhân quả,
Mênh mang bát ngát chuốc lấy họa.
Thật như vậy đó, ngài Huyền Giác ngay đây đã đem những lời đó để cảnh tỉnh chúng ta. Trong sự tu tập hàng ngày của mình, tâm vẫn lăng xăng loạn động cứ chạy mãi theo tình chấp, ăn còn thấy ngon dở, thương ghét giận hờn, phiền não liên tục. Mặc dù ngay nơi tâm thức đó chúng ta cũng có phần thông lý không duyên hợp kia, nhưng đừng bao giờ bác bỏ nhân quả cả. Vì người gieo nhân ắt có quả thôi không tránh khỏi. Người tu lý không, phải tỉnh ngay nơi đó để không lầm nhân quả. Chúng ta luôn tỉnh giác, giác ngộ được lý không trên, thì phải tiệm tu làm những điều lành, lánh điều dữ đừng tạo nhân ác. Nếu người tu về lý không, ngay khi gặp các chướng duyên phải biết tỉnh giác quán soi tướng giả hợp của nó để trong từng giờ, từng phút không còn dính mắc vào thiện và ác. Nếu ta còn dính mắc vào thiện, thì ngay nơi đó cũng thể hiện cái ngã chấp, pháp chấp bỏ cái này lấy cái kia làm cho tâm chúng ta xao động, thành ra chấp lấy cái thiện ấy cũng là cái ác thôi. Vì khi một điều thiện đến trong tâm ta, tức là trong căn, trần, thức nó đã có sẵn nghiệp chủng hình ảnh của sự ác rồi. Ngay nơi trong tâm sâu thẳm đó nó đã tự duyên hợp đạo diễn rồi. Nhưng chúng ta không biết vì bao đời bao kiếp ta luôn sống trong vọng nghiệp, vọng thức đó rồi. Nó đã hình thành dòng sở tri chướng, luôn luôn chảy xiết trong ngày đêm. Người tu tỉnh giác như người đứng trên cầu phía dưới dòng nghiệp thức nước chảy xiết, mình đứng trên cầu đó chỉ nhìn biết dưới dòng nghiệp thức đó có những đóa hoa ( nghiệp thiện), có những rác (nghiệp ác). Nếu chúng ta ngay nơi đó ý định từ trong tâm mình nảy ra, phải vớt lấy đóa hoa kia, thì khi nhảy xuống vớt cánh hoa thiện đó dòng nước nghiệp lực kia nó cuốn ta đi. Ngược lại cũng vậy, vì ngay nơi vị trí đứng trên cầu đó, cũng đừng nghĩ chấp là mình đang đứng đó.
Như vậy thì cái biết sẽ có trong dòng nước, có trong từng hạt nước, có trong hoa, trong rác, trong không gian và tất cả chỉ là một cái biết hằng có đó thôi. Cho nên người hành giả tu kia luôn luôn tỉnh giác là vậy. Thấy nhân quả nhưng không lầm nhân quả, có như vậy mới thỏng tay đi vào chợ đời để hóa độ chúng sinh.
Bỏ có, vướng không cũng bệnh thôi.
Khác gì tránh nước nhảy vào lửa.
Ở đây người tu Mật chú Chuẩn Đề lấy 9 chữ – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm làm hành trang đi vào tâm thức ấy. Họ nhẹ nhàng khi biết tất cả vạn pháp không tướng giả hợp trên, mặc tình sáng, trưa, chiều, tối thong dong – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Người đứng trên cầu biết – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm hoa kia, rác kia cả dòng nước nghiệp thức kia cũng đồng – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm vạn vật, vạn pháp đều đồng.
Nhân: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Quả: Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Từng niệm qua lại đều thể hiện Mật chú, thì cái biết cũng là Mật chú, thì không bao giờ lầm nhân quả. Ngay nơi đó họ cũng biết thật rõ thiện ác, biết nhân nào quả ấy, nhưng không lầm nhân quả.
“Nói người điên, nhưng đâu biết chính mình mới điên. Bậc xuất gia thoát tục mà còn lo nghĩ đến miếng cơm, manh áo, đi ra ngoài phải cho đẹp, ở phải cho sang, cửa phải khóa kỹ, rương phải đóng kín…, đã mất thời gian mà còn thêm chướng đạo nghiệp.Vậy mà còn chất chứa đủ thứ vật dụng, cả ngày bận rộn tâm không yên, thì những người như vậy không cho là điên thì còn ai điên nữa.”
Đây là trích lời nói của pháp sư Trí Tắc. Ông có một đời sống thật đơn giản, phòng chỉ có 1 chiếc giường, rồi 1 bát, 1 muỗng, nhà không đóng cửa vì không có gì quý cả. Có người cho Ngài là người điên, nên Ngài nói nên lời kia.
Trích lời này để chúng ta tự quán soi lại coi; Ta có như vậy không? Nếu có thì nhân quả hiện hành, mình có tất cả đừng bao giờ đem lý không mà tự giả tu, giả danh vọng ngữ, thì tội chướng rất nặng.
Cư Sĩ Thanh Hùng
Pháp Hiệu: TC Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
COMMENTS
Lời Thầy cảnh tỉnh thật rõ ràng. Chúng ta cho rằng hiểu lý duyên hợp giả cả thân này là giả hợp rồi tự cho rằng như vậy là cho mình đạt đạo thấy tánh và mặc tình phóng túng tới lui trong sự vô minh mà không biết rằng tự thân mình đang tạo tác thêm nghiệp. Bởi vì như Thầy nói: Nếu chúng ta chưa đạt thành thánh trí thì đừng có biện luận tới lui cho mất công. Bởi vì mọi sự suy tư thấy biết đều nằm trên sự vọng tưởng cả.” Bởi vì chúng ta còn bị trần duyên dẫn tới lui thì còn bị phiền trong nhân quả đó. Cho nên hành giả chúng ta phải thật khéo léo trí huệ lấy Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm là hành trang thâm nhập mổ xẻ tâm thức, nhận diện khuân mặt của thiện ác để ” Không lầm nhân quả”.
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…
Giáo pháp của Như Lai Thiền Mật Chú Chuẩn Đề Uế Tích sẽ giúp người hảnh giả từng bước thâm nhập vào được từng bước từng bước. Chỉ cần người hành giả nhất tâm tin tưởng đi từng bước một, luôn quán để thấy cái ngã của mình như thế nào, quán ngược, quán xuôi, quán thuận, quán nghịch. Để thấy đâu cũng là Giáo Pháp của Như Lai. Nó không còn kẹt bên nào cả. Nhưng điều quan trọng nhất người hành giả khi chưa đủ công phu thì phải biết quản lý cái ngã của mình không có nó chạy lăng xăng, động dụng, tạo tác thêm bất cứ nghiệp nào nữa thì mới mong phát tiết được trí huệ bát nhã, rỗng rang như hư không. Nói trên văn tự ngữ ngôn thì không thể hết được nhưng người hành giả cứ đi đi, thực tu, thực chứng.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường???
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm