Web Analytics Made Easy - StatCounter
HomeTiêu ĐiểmCư sĩ Thanh Hùng

Tâm từ của Bồ Tát hóa giải việc hại người tu

Có một câu chuyện ngày xưa nói Đức Phật trong một kiếp số Ngài đã thị hiện thành những con thú để hóa độ chúng sinh. Con thú ấy bị một bọn người bắt hành hạ đánh đập cho đến chết. Trong suốt khoảng thời gian đó những loại cảm xúc nhỏ vi tế, thô trong ngoài Bồ tát ấy đã thấy thật rõ ràng mà ngài không có một ý niệm hành động nào sân si, rung động cả. Chư Thiên nói rằng: Sao Ngài không dùng năng lực thần thông để tiêu diệt đám người đó, thì Ngài bảo rằng: “Đây cũng là một kết duyên của ta đến những chúng sinh trên, để một ngày nào đó bọn người ấy giác ngộ, tỉnh thức theo giáo pháp của chư Như Lai. Vì tâm ta, thân ta, như chúng sinh, chúng sinh như ta”. Lòng bi nguyện đó cũng đã kết thành bi nguyện của A Di Đà Phật. Tất cả vì vạn pháp chúng sinh.

Thưa Thầy!  trên chặng đường tu học hóa duyên của các vị, thì không ít nhân duyên các vị gặp những trường hợp, gặp người vì một nhân duyên nào đó người này trong sự sống bất chợt vô minh, trong sự nóng giận si mê mà có những hành động ý niệm thân khẩu ý làm tổn hại thân, tâm đến các Ngài. Nhưng là những vị tu sĩ thực hiện trên sự sống giáo lý của Đức Phật các Ngài đã dùng sự tu học, thiền định của mình để hóa duyên chuyển hóa những tập nghiệp của chính những vị đó không phải chịu quả báo đau khổ. Nhưng tinh thần đó chúng đệ tử nghe và biết trên phương diện giải tâm từ lực từ tâm. Nhưng hành trạng thật sự trong sự thực hành đó đệ tử xin Thầy giảng trạch rõ hơn cũng như một lời chia sẻ của Thầy về phương pháp thực hành chứng ngộ phép quán ban giải tâm từ đó cho chúng đệ từ hiểu và biết hơn trong sự thực hành chứng ngộ của các vị hành giả.

Thầy:

Phật, Bồ tát, Người hành giả, người ta nhìn thấy chúng sanh  là sự vô minh không biết khổ là gì. Khi người ta giác ngộ  thì những chuyện đó đâu có gì, việc chửi bới họ đâu có gì. Khi người ta biết vậy rồi thì là giải cứu người khác. Trong những văn tự kinh điển của nguyên thủy nói về thiền tâm từ, thực hiện thiền tâm từ. Thiền tâm từ Lúc đầu quán người này , người kia cùng chung với tánh tâm của mình, rồi hạnh nguyện người ta ăn uống đau khổ quán từ từ đi về cuối cùng, rồi kết quả đạt thành thiền tâm

Một vị hành giả đầy đủ sự từ bi trí huệ thực hiện trên giáo lý của Đức Phật  mà thâm sâu. Nghĩa là  lấy giáo lý của Đức Phật là sự sống của người hành giả đó thì tất cả nó đều quy về một hết, người A, người, B, người C, cây cỏ sự vật núi rừng tinh tú, cả rồng, quỷ sứ dạ xoa cũng  đều trong tâm.  Cho nên khi muốn được vậy là trong quá trình tu học  . Của một người hành giả họ đã thâm sâu tức là họ đã tiến tu thực hiện sự sống (thiền) tâm từ trong vô lượng kiếp, Những kiếp hiện tại của vị hành giả đó là họ thể hiện tâm từ của họ bằng những hành động pháp tu vừa qua. Khi tâm người ta nghĩ thiện thì có thiện vì năng lực của người đó thuộc về ý sanh thân lực từ tâm. Cho nên muốn thể hiện ý sanh thân thì trong vạn pháp chỗ nào cũng là phật pháp chỗ nào cũng là ý là tâm, là thân của ngài hết  của vị hành giả đó.  Cho nên khi thực hành tâm từ từ tâm là họ sống chân thật với chính họ với bản tâm đó là của chúng sinh, mà chúng sinh là  Bồ tát, là Phật, là ngạ quỉ cây cỏ núi rừng. Cho nên có một chúng sinh nào đó trong sự vô minh nào đó họ chửi rủa họ làm hành động này kia, làm  cho  thân họ ra máu, hoặc xâm phạm đến tâm thể vị đó thì người này người ta biết sẽ giải tỏa tâm đó bằng cách, bằng cách sống chân thật cũng như mình là vị đó đang thực hiện những lời chửi rủa đó, nhưng lời chửi rủa đó là mật chú Chuẩn đề, là tâm từ bi đang thốt lên từ tâm của vị hành giả đó.

Ví dụ như người ta chửi rủa rằng vị đó là ma quỉ, là thối tha, chết mày …nhưng đối với vị hành giả  âm thanh đó không quan trọng mà nó là  ý, ý năng của người hành giả đó bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp là chỉ có thiện lành thôi. Giờ  có nói cách gì đi nữa cũng là thiện lành . Từ chỗ đó trên thế gian có sự phân biệt sai biệt trong tâm thức đủ tất các hình thức trong tâm thức  nó chuyển biến  do chúng sinh luân chuyển trong sự tham đắm si mê  hờn giận tạo tác đủ loại  hiềm khích giận hờn si mê do sự ngã chấp và pháp chấp . Từ chỗ đó người hành giả đó biết khi một chúng sinh họ  chấp là có ngã  và họ đang chấp pháp thật sự có cuộc sống của họ và họ đang đấu tranh vì cái ngã chấp của họ. Thì người này họ mới thị hiện trong cái tâm thức đó, trong cái ý niệm đó  hoàn toàn bằng những cái thiện lành, bằng cái tâm từ của họ . Họ đưa vô đó họ mới nói rằng. Vì có chúng sinh và Bồ tát   ngay chỗ đó, cho nên vị đó họ mới phát nguyện rằng:

Nguyện trong vô lượng kiếp từ đây đến khi tôi thành quả chánh đẳng chánh giác, nguyện cho tất cả chúng sinh khi mà thực hiện những pháp như chửi rủa, đánh đập xâm phạm đến tôi đều là sự trang nghiêm, đều là quả báo phước báu  đến với người đó để cho người  đó mau đến đạo quả niết bàn, nguyện những âm thanh  đó là mật chú, là những lời thiện lành, là cam lồ đưa họ đến sự tỉnh thức. Thì tất cả những lời nguyện của vị bồ tát, của vị hành giả đó  đó giúp cho chúng sinh đó mới thoát  ra khỏi sự đau khổ trả quả, chứ thôi là nguy hiểm  .  Đó là thực hiện tâm từ,  rải tâm từ.

Còn như Đức Phật thì từ lực của Ngài đã trùm khắp pháp giới cho nên ngay nơi con voi say lao đến định hại Ngài, thì gặp ngay lực tâm từ của Đức Phật nên nó qui phục Ngài là vậy.

 

Cư sĩ Thanh Hùng

Pháp hiệu: TC,Trí

Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

 

Kim Cang Đạo Nhất

COMMENTS

WORDPRESS: 2
  • comment-avatar

    Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…

  • comment-avatar

    Với công hạnh của Bồ tát ngay nơi Nhãn căn nhập chánh định, ngay nơi sắc trần từ định xuất. Cho nên ngay chỗ lời mắc nhiếc chửi rủa, ngay nơi khởi tâm ý của người A, người B, quỉ ma với ngã chấp lẫy lừng đó. Với lực từ tâm của vị đó là định là huệ lưu thông thấu rõ tường tận các pháp, nên lực tâm đó làm thanh tịnh trang nghiêm sắc trần tức ngay nơi tâm thức si mê đó được nhuốm sáng bởi sự thanh tịnh cho nên mới chuyển hóa những lời chửi rủa là quả phước là nước cam lồ là sự thanh tịnh đưa họ đến đạo quả niết bàn. Từ chỗ đó chúng ta mới quay lại nhìn lại mình đã thực hành đã sống được với công hạnh này chưa? Nếu chưa thì chúng ta biết rằng mình cũng chỉ là phàm phu phải không? Và từ sự chia sẻ của Thầy chúng ta mới thấy được sự khác biệt lòng từ của các bậc Thánh Bồ Tát vơi chúng sinh là như thế nào!
    Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm .
    Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề .
    Nam mô Bổn sư Kim Cang Kiết Tường