Web Analytics Made Easy - StatCounter
HomeTiêu ĐiểmCư sĩ Thanh Hùng

THIỀN QUÁN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ QUA CHỨNG ĐẠO CA – PHẨM 28

Chánh Văn:

 

Bất cầu chân, bất đoạn vọng

Liễu tri nhị pháp không vô tướng.

Vô tướng vô không vô bất không,

Tức thị Như lai chân thực tướng.

 

Dịch Nghĩa.

 

Chẳng cầu chân, chẳng dứt vọng

Hai pháp vốn là không, không tướng.

Không tướng, không không, không chẳng không.

Đấy chính Như lai chân thật tướng.

 

Đoạn luận này đức Huyền Giác nói lên pháp chân thực không hư dối. Mà chân thật không hư dối là sao?. Tức là khi hảnh giả thâm nhập vào tự tánh thanh tịnh ( mượn văn tự nói lên sự thâm nhập), thì ngay nơi đó tâm người hành giả không còn dính vào chân và vọng. Vì ở ngay văn tự ý niệm đó nó là hai pháp đối với nhau. Lấy cái người ta giả hợp cho nó là thật, là chân thật rồi dùng ngay pháp ý niệm đó giả hợp giả danh đối lập với những gì gọi là chân thật, thì cái đấy là vọng. Cho nên cái chân cũng do cái vọng mà giả sinh ra, cái vọng cũng do cái chân mà giả sinh ra thôi. Từ ngay chỗ giả sinh duyên hợp đó mà làm cho tâm ta vọng động xôn xao, chấp cái này bỏ cái kia. Khiến cho vạn pháp trùng trùng duyên khởi lên nhau không bao giờ dứt cả. Khi có người tĩnh tâm tỉnh giác quán soi các pháp là duyên hợp giả danh mà có, thì ngay chỗ đó không còn chân và vọng nữa. Nếu ta còn chấp chân tức là trong tâm ta đã có những xao động lăng tăng phân biệt để hình thành ý chân rồi, nó cũng thuộc về tâm hư dối không thật, đừng chấp dính vào nơi ấy thì tâm thanh tịnh.

 

Chẳng cầu chân, chẳng dứt vọng

Hai pháp vốn là không, không tướng.

 

Hai pháp ấy do sự hư dối duyên hợp giả danh mà hình thành, nó không có thật thể của nó. Cho nên gọi là không, không tướng. Chứ thật ra ngay chỗ đó nó có tướng giả danh của nó thể hiện.

 

Khi người hành giả quán soi vạn pháp, thấy sự duyên hợp giả danh của nó không thực thể rồi, thì cũng quên ngay cái biết không tướng đó. Vì ngay đó sự biết kia cũng nằm trên văn tự sở tri kiến mang từ kinh sách, mang từ kinh nghiệm vào trong tâm ta mà phân biệt. Đó gọi là giả danh duyên hợp. Nên ta quên luôn cái biết không tướng đó, cái biết bỏ quên đi cái không đó nó cũng hình thành nên từ sở tri chướng. Sở tri chướng là những cái biết gom góp nhiều đời nhiều kiếp của tất cả chứng nghiệm hình thành nên, nó cũng nằm trong sự phân biệt vi tế trong tâm ta. Cũng như đứa trẻ kia, chúng không nói không làm, nhưng chúng biết những gì đến với chúng không hợp không thích và thích mà có những hành động cử chỉ khác nhau. Đó nó cũng nằm trong phần thô ta còn thấy. Nếu người hành giả sâu nghiệm hơn nữa bằng thiền định, thì sẽ thấy vi tế hơn rất nhiều.

 

Ngay đây để nhận biết nó, để hóa giải người hành giả nên quên luôn cái không không. Ngay nơi đó rồi tiếp theo không chẳng không, văn tự ngữ ngôn ngay nơi đấy không đủ để mô tả chỉ thật tướng được. Ngày xưa đức Khổng Phu Tử dùng 5.000 chữ để mô tả chỉ chữ “ đạo”, cũng không đủ để nói lên cái thật nghĩa của nó. Cho nên nó nằm ngoài văn tự ngữ ngôn. Ngay đây khi tới ngay chỗ quên đi cái không, rồi quên đi cái không không, không chẳng không đó ta nên dùng – Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm. Cứ trì niệm như vậy để từng cái biết của mình nó luôn thể hiện lên từng âm thanh của mật chú. Khi niệm Úm người hành giả biết Úm Chiết Lệ … Cho đến Bộ Lâm, từng chữ như vậy người hành giả sẽ tạo nên một cái mắt xích biết liền với nhau. Liên tục như vậy khi ngay đó không còn thời gian, không gian ta và người nữa thì âm hưởng kia nó cũng tự lặn mất đi, để cái biết chân thật đó để thể hiện lên như vậy, thì ta mới ban đầu hạ thủ công phu. Nhưng về sau không còn tác ý niệm vào nữa mà do cái biết thể hiện mật chú. Ngay nới đây tâm thanh tịnh diệu dụng của cái biết thể hiện thì tâm Phật Mẫu Chuẩn Đề thể hiện. Tâm Phật thể hiện đó tức là tâm chú Phật chú.

 

Không tướng, không không, không chẳng không.

Đấy chính Như lai chân thật tướng.

 

Trong bài viết này, chúng ta nên thấy ngài Huyền Giác nói bỏ đi cái chân, cái vọng ấy tức  là bỏ đi không chấp  cái tướng giả hợp đối lập kia. Ngay đó không chấp dính vào hai pháp chân vọng. Vì tất cả đều huyễn hợp cho nên gọi là không.

 

Ngay khi tu ta phải thật tỉnh giác để biết điều ấy.

 

Năm Uẩn Thân Huyễn Hóa

Huyễn Làm Sao Cứu Cánh

Xoay Lại Tìm Chân Như

Pháp Trở Thành Bất Tịnh

 

Lời đức Lục Tổ Huệ Năng viết: “ Tự tánh không lỗi, không si, không loạn, niệm niệm Bát nhã quán chiếu, thường lìa pháp tướng, tự do tự tại, dọc ngang trọn được, có gì nên lập tự tánh tự ngộ, đốn ngộ, đốn tu cũng không thứ lớp. Cho nên chẳng lập tất cả pháp, các pháp là lặng lẽ, có thứ lớp gì?”

 

Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.

 

Cư Sĩ Thanh Hùng

Pháp Hiệu Chánh Trí

Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường

 

NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH 

COMMENTS

WORDPRESS: 4
  • comment-avatar

    Khi chúng ta khởi ý xoay lại tìm chân như thì pháp trở thành bất tịnh. Vì sự thật chân và vọng như Thầy chỉ giải cho chúng ta thấy đó chỉ là pháp đối đãi hai bên vì còn có tướng còn có ngã. Ngay chỗ này người hành giả phải thật khéo léo trí huệ dụng pháp như thế nào để mà không bị chấp dính nương sao như bè qua biển. Trực nhận ” Như vậy” rồi thì không còn pháp còn người. vì như Ngài Lục tổ nói: “Tự tánh không lỗi, không si…chẳng lập các pháp”.
    ngay chỗ đó Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – tâm Phật, tâm Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề thể hiện lên.

  • comment-avatar

    Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…

  • comment-avatar

    Ngay đây người hành giả chớ có hiểu sai ý Thầy nói không không, bỏ cả cái biết không đó nữa vậy cuối cùng thành tựu là gì. Tu để được sao lại Thầy lại bảo bỏ. Chán quá, nhưng khi đi đến đoạn này muốn hiểu cho thấu đáo ý của Thầy người hành giả phải nắm được lẽ thật của sự vận hành  các pháp, các pháp vốn không trụ nên không có gì là nhất định. Các pháp cứ thế chu lu xoay chuyển theo sự vận hành của nó và nó khônh bao giờ mất đi, không bao giờ có đúng và sai. Nó chỉ Như như. Vậy từ đó ta cứ trở về với tự tánh thanh tịnh chỉ sống với cái biết Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm mà thôi. Hiểu cho rõ như vậy mới không kẹt nơi văn tự như thầy đã chỉ ra.
    ?????

  • comment-avatar

    Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm