Chánh văn:
Viên đốn giáo vật nhân tình
Hữu nghị bất quyết trực tu tranh
Bất thị sơn tăng sinh nhân ngã
Tu hành khủng lạc đoạn thường khanh.
Dịch:
Giáo viên đốn, vượt nhân tình
Có nghi chẳng quyết mới cần tranh
Nào phải sơn tăng thích nhân ngã
Đoạn thường e bớt kiếp tu hành.
Trong chương này đức Huyền Giác nhắc đến cho chúng ta nhớ rằng. Giáo viên đốn giáo vượt khỏi nhân tình. Nó không có nằm thiên lệch ở bên nào cả có và không. Khi người hành giả được khai thị, thì ngay nơi đó ngộ được thì ngộ không thì không, chứ không để tình thức xen vào suy tư đắn đo.
Trong sự tu học nó không có tranh cãi hơn thua, nhưng vì cho nó sáng tỏ một chân lý đôi khi người Thầy đó cũng phải biện lý để chỉ cái chân thật. Vì người Thầy đó bao giờ cũng sống trên tinh thần trung đạo, mà đã trung đạo rồi thì không vì người đó quen hay lạ mà bỏ qua sự khai thị. Người đó quen thân cận, nhưng vì không nhận được sự chân thật của chân lý, thì người thầy đó cũng phải biện minh chân thật để chỉ dạy. Ngay nơi nó khác chỗ của người chấp ngã, chấp pháp chưa chứng ngộ mà tranh cãi. Cho nên đức Huyền Giác bảo rằng:
Nào phải sơn tăng thích nhân ngã
Đoạn thường e bớt kiếp tu hành.
Đoạn trường là những kiến chấp. Từ hai kiến chấp này, mà nó sanh ra tất cả các kiến chấp khác. Đoạn là chấp mất hết. Thường là chấp còn mãi. Đây thường gọi là đoạn kiến, thường kiến có và không. Giáo pháp Đại thừa không nghiêng ở có và không.
Ngay nơi đây người hành giả Mật tông được khai thị là: Hãy bỏ xuống hết niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, để nghe rõ, hiểu biết rõ từng âm thanh thần chú đó. Để từ từ tan vào cái tự tánh thanh tịnh.
Cái nghe rõ hiểu biết rõ đó không hình tướng. Ở niệm nào cũng có nó cả. Hãy lấy nó ôm trọn Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm để “ Như vậy”. Như thị ngã văn đắc thọ trì.
Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: TC. Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
COMMENTS
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…
” Nào phải sơn tăng thích nhân ngã” Đọc đến câu này của Ngài Huyền Giác làm tôi nhớ đến những lần Thầy đốn ngã của mọi người. Sự thật là như vậy, Thầy thường mượn cái ngã đó đã biện chứng chỉ bày cái ngã cho đệ tử để rút bớt thời gian kiếp tu hành. Nhưng ngay chỗ này rất nhiều người lầm lỡ chấp ngã nơi Thầy mà quên mất rằng đó là tâm lão bà nơi Thầy để chỉ bày cái ngã cho mình. Tu là cả một quá trình dài rất dài, nhưng không có nghĩa rằng thời gian dài nói lên trí huệ cấp độ tư tưởng. Bởi nếu đã là sư tử thì dù chỉ có 3 tuổi nó vẫn rống lên được âm thanh làm cho người nghe đinh tai nhức óc. Còn nếu là con Dã can thì có ôm chân Phật cả 100 năm thì cũng chỉ là âm thanh gàn dỡ của con Dã can.
Nói đến chỗ này chúng ta tỉnh giác quay lại mình quán sát xem tâm hành của chúng ta đang là con sư tử hay là Dã can. Phải có cái nhìn chân thật ngay nơi tâm mình chỗ đó mới thật biết mà đi.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ngay chỗ đó là ngã mượn ngã để trở về ngay nơi đó không gì cả!
Khi người hành giả được khai thị, thì ngay nơi đó ngộ được thì ngộ không thì không, chứ không để tình thức xen vào suy tư đắn đo. Chìa khoá Thầy trao là đây. Ngộ là ngộ liền người hành giả sẽ thốt ra ngay câu “ À, là thế”, không ngộ được là chưa đủ trí huệ cơ duyên để tỏ ngộ. Người hành giả hãy dừng ngay đừng khởi lên thêm bất cứ sự phân tích mò đoán nào nữa. Vj một niệm khởi phân biệt là lại chấp ngã, chấp pháp như vậy thì biết bao giờ mới ngộ được.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Cái bản ngã của người đệ tử còn quá nhiều.Cái thân của người đệ tử thường được diễn kiến Thầy mà cái Tâm của người đệ tử chưa được an còn loạn động.người đệ tử càng tu thì càng xa đạo.
Người đệ tử chỉ có niệm Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm nói thì dễ nhưng thực hành trì niệm mật chú lấy một biến tỉnh giác là rất khó.Nếu không tình giác người đệ tử tu hoài vẫn không thấy đạo-đệ tử thích lời Thầy chỉ dạy.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm