Chánh văn:
Bất tư nghì, giải thoát lực,
Diệu dụng hằng sa dã vô cực.
Tứ sự cúng dường cảm từ lao,
Vạn lương hoàng kim diệc tiêu đắc.
Phấn cốt toái thân vị túc thù,
Nhất cú liễu nhiên siêu bách ức.
Dịch:
Chẳng nghĩ bàn, sức giải thoát,
Diệu dụng hằng sa không cùng cực.
Tứ sự cúng dường dám từ đâu?
Muôn lượng vàng ròng cũng tiêu nốt.
Thân nát xương tan chưa đủ đền,
Một câu tỏ suốt vạn trăm ức.
Ngay đây ngài Huyền Giác nói đến sự tu giải thoát không thể nghĩ bàn được. Sự giải thoát nó đi ngoài tất cả văn tự ngữ ngôn ý niệm ở chỗ nào, nơi nào, niệm nào cũng không thể ràng buộc được. Ở khắp vạn pháp nơi nào cũng có giải thoát “ tánh giác”, nó không có hạn chế không dừng trụ lại ở một vật một ý niệm một pháp nào cả, nhưng nó cũng không ly ở một pháp một ý niệm nào cả. Cho nên nó vừa giải thoát vừa diệu dụng.
Diệu dụng hằng sa không cùng cực.
Pháp viên giác của như lai ở chỗ nào cũng có trong vạn pháp trong vạn niệm, nhưng không bị ràng buộc giới hạn dừng trụ: “ ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”. Khi con người đã trở về với tự tánh thanh tịnh đó thì đã sở hữu toàn bộ. Vì tất cả vạn niệm, vạn pháp đều hiển hiện. Nếu đã hiển hiện trong vạn pháp vạn niệm đã sở hữu “như vậy” thì:
Tứ sự cúng dường dám từ đâu?
Muôn lượng vàng ròng cũng tiêu nốt.
Ngay nơi tâm giải thoát đó thì muôn pháp đều làm diệu dụng đem lại lợi ích cho muôn loài chúng sinh, thì có xá chi muôn lượng vàng ròng ấy. Ngay đây họ đầy đủ phước báu để thọ nhận cúng dường của chúng sinh. Ngược lại không thấy tánh, không trở về với bản tánh thanh tịnh thì mang nợ đàn na tín thí.
Khi trở về với bản tánh thanh tịnh giải thoát, thì ngay nơi đây mới thấy sự dạy dỗ, sự chỉ bảo của Thầy tổ, của chư Phật Bồ tát quá lớn lao các ngài đã quá từ bi, từ bi trong hỉ xả quá lớn lao.
Thân nát xương tan chưa đủ đền,
Một câu tỏ suốt vạn trăm ức
Trong kinh Kim cang Đức Phật nói: “ Có người buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều đem thân mạng nhiều như số cát sông Hằng ra bố thí, cũng chẳng bằng người thọ trì đọc tụng kinh Kim cang”.
Sự bố thí như vậy cũng không thể so sánh được người đọc tụng, thọ trì hiểu kinh Kim cang. Vì sao? Dù cho bố thí thân mạng như số cát sông Hằng. Số cát sông Hằng nhiều như thế, nhưng cũng còn nằm trong hạn lượng, còn người liễu nghĩa kinh Kim cang thấy được tự tánh thanh tịnh pháp thân rộng lớn không ngăn mé, không giới hạn nó rộng lớn là ở đâu cũng có, và ở đâu cũng không giới hạn. Cho nên nó mới là pháp thân viên giác. Thân mạng số cát sông Hằng kia là pháp hữu vi hữu lậu, còn pháp thân kia là pháp vô lậu không thể nghĩ bàn được. Ngay nơi đây ngài Huyền Giác cũng thầm nhắc chúng ta đừng quá chấp ngã, chấp thân mình, chấp pháp hãy nhẹ nhàng để : “Một câu tỏ suốt vạn trăm ức”.
Ngay đây chúng ta bàn luận nhau cũng trên văn tự ngữ ngôn của ngài Huyền Giác. Ngay đây chúng ta hãy tự tỉnh giác lấy nghĩa lý kia để tu học. Hãy tỉnh giác nhận như vậy mà Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm trong đi đứng nằm ngồi, để biết rõ vạn pháp “ như vậy”.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm.
Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: TC,Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
COMMENTS
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…