Thầy giảng: 12/12/2018
Tối ngày chúng ta cứ chấp về thiền, thiền nó chỉ là phương tiện thôi còn sự chứng ngộ là tâm thức của mình, tâm thức của mình ngay chỗ này nó sống an lạc tỉnh thức được hay không điều đó mới là quan trọng. Cho nên trong từng phút từng giây, từng cử chỉ từng hành động lời nói cảm xúc của mình đều là tu hết chứ không phải là ngồi thiền. Bởi vì bản chất tất cả sự vật nó đều đã ở trong thiền rồi, ở trong trạng thái tỉnh rồi nhưng mà người ta có tỉnh hay không để đạt thiền thôi chứ không phải ngồi thiền mới đạt. Thiền bản chất đã có trong tâm thức của mọi người hết rồi.
Nhưng mà tu mọi người hay bị rối, rối loạn nó không đạt đến những sự an lành. Đôi khi là do thứ nhất chấp vào ngã, thứ hai là chấp vào pháp tức là phương pháp tu học nội quy rồi quy luật của sự tu học, tất cả những cái mình đã quy định nhiều khi nó là sợi dây ràng buộc mình lại.
Bây giờ người ta nói về Thiền nói về Định, về Huệ rồi phương pháp hạ thủ công phu về Thiền định Huệ như thế nào chỉ nói trên mặt văn tự thôi chứ đa số là chưa biết công phu ( tu ) như thế nào, phương pháp như thế nào. Ví dụ như người ta cứ nói Định là sự giải thoát, được giải thoát nhưng mà đi sâu vào nữa của một người hành giả Định nó chỉ là một khoảng thời gian và bước đường đi đó để cho người hành giả đó nương vào để nghỉ ngơi, còn Tuệ là sự quán sát suốt trong những giờ phút đó, tỉnh giác quán sát suốt những cảm xúc của mình nó lên ở trong mình như nào, nó lên bằng hình thể như thế nào, màu sắc như thế nào, nóng lạnh như thế nào thì cái đó người ta gọi là quán sát cái đó mới sanh ra Tuệ.
Trong quá trình tu học người hành giả cứ quán sát mãi để cho nó có một sự lưu chuyển và tiếp nối theo thì người ta gọi là Định, qua cái đó người ta không chấp vào những cái đó để người ta không có gánh nặng, những sự quán sát đó, để gánh nặng những sự quán sát đó là không có chủ thể, quán sát đó và để từ bỏ những cái nặng đó những cái ràng buộc đó thì nhập vào Định để nghỉ ngơi, phương pháp đó rất sâu thẳm quí vị cần phải có sự chỉ điểm hướng dẫn từng chặng từng chặng của vị Thầy. Còn không chỉ là trên văn tự thì rất khó để thấy biết được nó.
Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: TC, Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
NHƯ LAI THIỀN MẬT CHÚ CHUẨN ĐỀ UẾ TÍCH
COMMENTS
Tu chúng ta hay bị rối loạn vì chấp vào pháp, chấp vào Thiền. Tại sao lại bị rối, bị loạn như vậy? Tất cả đều khởi từ sự tham, cùng lý Thiền chưa vững. Thiền là cơm ăn áo mặc thường ngày, đó là sự tỉnh thức trong từng động dụng nơi thân, nơi tâm. Và như Thầy chỉ điểm Thiền chỉ là phương tiện : “Bởi vì bản chất tất cả sự vật nó đều đã ở trong thiền rồi, ở trong trạng thái tỉnh rồi nhưng mà người ta có tỉnh hay không để đạt thiền thôi chứ không phải ngồi thiền mới đạt. Thiền bản chất đã có trong tâm thức của mọi người hết rồi.”. Quí bạn thấy rõ không? Bản chất của các pháp vốn tự nó thanh tịnh, nó đâu có bị cấu nhiễm. Sự cấu nhiễm là do tình thức thế gian của chúng ta thêm bớt vào đấy để nói chúng thiện ác mà sanh tâm phân biệt. Tự mình cho nó là cấu nhiễm rồi tự mình dùng phương pháp này phương pháp kia để trừ cấu nhiễm. Như vậy rõ ràng rằng chúng ta thêm đầu cho rắn quẫy đuôi phải không?
Nhưng nói như vậy cũng chỉ là trên mặt lý thuyết ngôn ngữ. Chúng ta cần phải có sự chỉ điểm của Thầy trong công phu mới dần tỏ thông được động dụng nơi tâm mà lần hồi tự kinh nghiệm nó.
Thầy hay nói rằng: Đối với người hành giả để đạt được một kinh nghiệm tâm nào đó, hay đạt được điều gì đó trong công phu tu hành. Người hành giả đó ở kiếp nào đó hay nhiều đời nhiều kiếp người đó đã từng chứng ngộ rồi, nên đời này đạt được ở nhiều cấp độ tư tưởng khác nhau. Cho dù người đó có được chỉ điểm hay không chỉ điểm thì họ rất dễ dàng đạt thành. Còn nếu chưa đạt được thì cho dù người hành giả có công phu ra sao sẽ cần phải có sự chỉ dạy từ người Thầy hữu hình người mới có cơ hội chứng ngộ được.
Từ khía cạnh này quí vị có cái nhìn sâu rộng hơn về mọi mặt trong đời sống tu học của tất cả các vị Thầy để biết rằng người Thầy quí vị đang nương tựa có thật sự là vị Thầy đáng kính, là dòng chánh pháp để nương tựa, là lý giải thoát của chư Phật đang thể hiện.
Đối với riêng tôi. Thầy rất ít nói, nhưng mỗi lời Thầy nói ra đều là những tinh yếu,là chân lý giải thoát của chư Phật, âm thanh Thầy đưa ra đều là diệu âm thanh tịnh, làm cho người nghe thấy an lạc, an ổn nơi tâm dù cho trước đó là sự bất ổn, ở gần Thầy luôn luôn cảm nhận được sự thanh tịnh nơi tâm, dường như năng lực uy đức hào quang nơi nó đã tự thanh tịnh những cấu nhiễm nơi tâm các đệ tử, ngồi thiền gần Thầy luôn là dòng từ trường thanh tịnh người hành giả rất dễ đi vào định, định tâm được, và rất nhiều, rất nhiều điều nữa…Chỉ những ai thấy biết mà tin.
Đệ tử con thành kính đảnh lễ tri ân trí thánh trí nơi Thầy.
Con nguyện được an trú nơi tâm giác ngộ của chư Như Lai, chư vị Bổn tôn, nguyện được an trú nơi tâm giác ngộ của Thầy.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Me Hum.
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát
Nam mô Bổn sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha Bộ lâm. Om ma ni pad mê hum. Úm A Hùm…
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm