Có bao giờ chúng ta thấy rằng sự cô đơn, lạnh lẽo là một điều gì đó rất hay, rất thi vị không? Đến một lúc nào đó tôi mới thấm được câu nói của Thầy : “ Cô đơn trên đỉnh Thiên sơn lộng gió, để thấy “ Tuột” như kẻ leo cột mỡ”. Cái “tuột” đó nó giống như niềm Đại Phúc Lạc chứ không phải là sự buồn khổ mà chúng ta lầm tưởng. Ngay chỗ đó người hành giả thấy được sự chứng nhập mình là tất cả tất cả là mình. Ở câu chữ này tôi mượn nói đến sự đại thành tựu của người hành giả là Thầy bậc thượng nhân chứ không phải nói Tôi. Nhưng qua sự kiện tâm thức đó từ Thầy để Tôi lấy đó là bài pháp cho người hành giả đệ tử thực hành tu học.
Tất nhiên mỗi khi nói về Thầy nhắc tới Thầy nơi tâm tôi luôn là một sự kính phục tôn thờ, Thầy là nơi tôi nương tựa là tánh không, là tâm giác ngộ nơi Thầy, là bậc đại thành tựu Đại Thủ Ấn. Tại sao tôi lại có những ý niệm kính phục như vậy? Bởi ngay chỗ tâm đó Thầy đã rất từ bi vô ngã cho tôi được ma xát thọ cảm rất nhiều cung bậc cảm xúc tình của thế gian pháp: Tham, sân, si, giận hờn, si mê, tà kiến, chấp thủ, ngã mạn, hiềm khích, ích kỷ, bỏn xẻn, ái luyến, ngu si, ganh ghét, đố kỵ, bược nhược, hèn kém, tự ti, kiêu căng, phóng túng, ham ăn, ham chơi…Khi thể hiện ra tất cả các cung bậc thọ cảm, cảm xúc đó như vậy. Thầy chỉ cho tôi thấy nó đều quy về cái ngã, tự ngã của mỗi chúng sinh.
Tôi nhớ có lần Thầy đẩy tôi vào tiến trình tâm thức chao đảo bởi cơn bệnh. Ngay tại nơi đó Bodhgaya do thời tiết, tiết nhịp tần suất hành thiền liên tục tôi trở bệnh nặng sốt cao, mình mẩy đau nhức, mất hết sức lực. Với sự nhiệt tâm tu học tôi không kêu ca một câu với ai, về phía Thầy , lúc đó Thầy chỉ chỉ cho tôi uống thuốc và tự mình giải quyết cái tâm lý thân bệnh tật kia.
Khi Thầy cùng mọi người đi kinh hành quanh tháp, tôi vẫn theo sát được Thầy và mọi người không bỏ buổi nào, vẫn thức khuya dậy sớm. Nhưng khi vừa bước ra khỏi tháp đại giác. Ngay lúc đó tôi thấy luồng khí từ dưới chân chạy lên trên đỉnh đầu tâm tôi nơi đó nghe âm thanh của khí nổ phụt ánh sáng khí thoát ra từ đỉnh đầu tôi thấy chân tay lạnh toát, tụt khụy chân, mắt tối xẩm xỉu ngang . May lúc đó Thầy đi ngang đỡ được tôi. Nhưng rất hay tiến trình tâm thức diễn biến ngay khi cái khí nó phụt thoát ra từ đỉnh đầu tôi xỉu ngang, thì ngay lúc đó tôi nhận thấy có một luồng khí khác đang tuôn chảy trong tâm thức tôi rất khỏe và tỉnh. Vì khoảng thời gian bệnh diễn ra hoành hành thân và tâm tôi khi đó tôi luôn lấy ý chí tinh thần bám vào thần chú mà đi.
Nhưng ngược lại hoàn toàn Thầy không hề để tâm đến tôi, thậm chí còn dầy la tôi nhiều hơn, nhắc tôi nhìn lại cái thân của mình lết sang bên Ấn độ để tu học chứ không phải nằm bệnh, đừng coi trọng cái thân này quá. Ngay lúc đó tôi có lúc cô đơn chới với lạc trôi theo dòng suy tư cảm xúc. Tôi lấy lý quán về thân tứ đại này, suy tư về những thọ cảm, cảm xúc diễn biến tâm thức. có lúc Tôi thổn thức chảy nước mắt một mình khi hành thiền trong đêm khuya gửi ý niệm tâm thức chơi vơi đó vào câu chú Thầy trao ban tặng. Nhưng tuyệt nhiên tôi luôn nghe theo tiếng vọng nơi tâm nơi trái tim về sự thực hành thiền định không một chút trễ biếng.
Sau buổi xỉu ngang đó buổi chiều tôi vẫn đi theo Thầy tiếp tục kinh hành. Thầy quay ra nhìn mắng nhắc tôi lết cái thân bệnh theo Thầy làm gì cho phiền ra, tôi chỉ im lặng lẳng lặng theo bước chân phía sau Thầy. Ngay khi bước chân tôi chạm đến, ngay chỗ đó tôi thấy âm thanh vang nơi sự xúc chạm giữa bàn chân và mặt đất là Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm, ngay chỗ đó không còn là mặt đất nữa mà tôi đang bước chân cùng vũ trụ, ngay chỗ đó không có sự ngăn ngại của phía trên và phía dưới đất trời mà đó là sự liên thông toàn thân tôi ngay chỗ đó, một sự trải nghiệm kinh nghiệm tâm thức. Tôi khỏe về tinh thần và thân rất nhiều.
Ở đây khi tôi chia sẻ những trải nghiệm kinh nghiệm tâm này cho quí bạn để muốn nói rằng. Trong sự thực hành thiền định sự tỉnh thức luôn luôn được thể hiện trong các tiến trình của sự sống từ đi đứng nằm ngồi luôn luôn là sự quán sát thân và tâm ở mọi hành trạng của sự sống chứ không phải sự chờ đợi khi bạn ngồi thiền mới bắt đầu khởi ý quán sát. Do sự tu học của chúng ta chưa có sự kiên cố vững chắc an trụ trong trạng thái tỉnh thức như vị Thầy của mình, cho nên chúng ta phải cần sự gia công nỗ lực vượt bậc hơn những gì ta dự định. Bởi chỉ có sự nhiệt tâm như vậy chúng ta mới có cơ hội chạm ma sát thọ cảm và thọ nhận được những bài pháp quí báu của thân bệnh tâm bệnh.
Nếu người Thầy không đủ trí huệ sự thiện xảo khéo léo thấy biết trước thì vị Thầy đó sẽ bị bối rối trước tình cảnh của người đệ tử mà tỏ lòng thương cảm. Nhưng Ngay chỗ đó Thầy đã dùng pháp nghịch cảnh để đấy tâm thức người hành giả vào sự tột cùng của sự cô đơn, tột cùng của thân bệnh không ai lo được cho mình, không ai đau thay được mình, ngay cả những người thân bên cạnh mà mình đã từng suy nghĩ hy vọng sự ôm ấp vỗ về che chở. Nhưng mọi thứ đều sụp đổ hết; sự ỷ lại, chấp trước, ái luyến, si mê…được liều thuốc trà đạp của Thầy thức tỉnh. Thầy thiện xảo đẩy tôi vào đó để tôi nhận được bài pháp Khổ đúng là Thánh đế. Tôi ngay chỗ đó chỉ sống chết với thần chú, với Phật.
Nhưng quí bạn biết không? Buông cái ngã chấp si mê thân mình xuống tôi mới trải nghiệm được năng lực thần chú đưa tâm thức tôi thấy sự kết nối thân tâm mình cùng vũ trụ là như thế nào. Đó là những trải nghiệm kinh nghiệm quí báu về xác thân giả hợp này, và nó luôn là pháp vị nhắc nhở tôi tinh tấn hơn nữa trong sự thâm nhập vào năng lực của thần chú sau này.
Nếu ngay chỗ bệnh đó pháp nghịch cảnh đó, nếu người hành giả giãi đãi si mê thay vì quán sát về thân tâm mình lại quay ra phân định thiện ác thuận nghịch. Thì ngay chỗ đó người hành giả đó đã mất đi thiện căn và cơ hội được trải nghiệm thực chứng được đại phúc lạc của Khổ Thánh Đế.
Cho nên cho dù ở bất cứ hoàn cảnh thuận nghịch của pháp người hành giả phải có niềm tin vững chắc nơi vị Thầy bổn tôn của mình. Bởi chỉ có người Thầy với cái thấy biết trước của pháp nhãn, Phật nhãn dù vị Thầy có thể hiện ở bất cứ trạng thái cảm xúc nào với cái tâm vô ngã đó sẽ luôn đưa chúng sinh đến sự an lạnh, hạnh phúc và chắc chắn đó là con đường đúng đắn đưa người hành giả đến sự giải thoát hoàn toàn của thân và tâm. Quí bạn phải có niềm tin đó kết hợp sự nhẫn nhục tinh tấn ba la mật của chính mình trong sự thực hành giáo pháp, khi đó cánh cửa mật tạng mới thật sự mở ra.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ Lâm – Om Ma Ni Pad Me Hum
Kim Cang Đạo Nhất
COMMENTS
🙏🙏🙏🙏🙏