BÀI 18
Hán văn: Nhứt cú Di Đà
Đại Bát Niết bàn
Nhất luân Minh nguyệt
Vạn lý không hàn
Việt dịch: Một câu A Di Đà
Là cảnh đại tịch diệt
Muôn niệm trồng thanh lương
Chỉ một vầng minh nguyệt

Một câu A Di Đà thấy rất đơn giản bình dị. Ngày xưa khi nghe mọi người nói tu theo A Di Đà Phật để cầu vãng sanh cực lạc quốc. Đây là ý niệm của đa số mọi người tu theo, niệm theo hồng danh đức A Di Đà Phật để cầu vãng sanh, rồi từ ngay ý niệm trên đa số mọi người thực hiện, hành niệm với một tâm hình như cũng bình thường hóa, ít có khi nghĩ đến những cảnh tịch diệt, viên dung, trí tuệ giải thoát.
Nhưng ở đây cũng có những vị hành niệm miên mật, nhất tâm chuyên niệm ngay nơi hồng danh A Di Đà Phật cũng hồng danh đó ở một hành giả chuyên sâu, quán niệm âm lực, âm ý, vận chuyển, chuyển hóa những vọng niệm đều là A Di Đà Phật, thì ngay nơi đó hồng danh A Di Đà Phật vi diệu không thể nghĩ bàn được. Một hồng danh như vậy! Nhưng ngay nơi đó có vô số pháp môn an lạc giải thoát ở nơi đó không những người hành giả được tiếp dẫn về thế giới cực lạc quốc mà cũng được mười phương chư Phật tiếp dẫn về tất cả quốc độ phật độ, và cũng ngay nơi âm vận âm lực, âm niệm, âm tưởng, âm bất động, âm động chuyển A Di Đà Phật đó sẽ thể hiện trí tuệ giải thoát của chư Phật ngay nơi đó. Chỉ một câu A Di Đà Phật, người hành giả trong suốt quá trình hành niệm, suốt quá trình hít vào thở ra, trong hành động động dụng, tịch tĩnh, trong vạn niệm trong vạn pháp. Nghĩa là một niệm vui, buồn, hờn giận , si mê, đau khổ, an lạc, trong mọi cảm xúc, trong mỗi cái biết nó tiếp nối liên tục người hành giả ngay nơi đó đến tự phát, thể hiện, tự tự như như – A Di Đà Phật.
Trong không gian trống lãng đó, mây mưa, gió, nước chảy , tiếng côn trùng bất chợt của mắt thấy, bất chợt của tai nghe đều là A Di Đà Phật. Một lần gạch trong tâm, một điểm trong tâm ý, một sự bức xúc, một sự an lành, sự biết tất cả các pháp đều là A Di Đà Phật và khi mặt trời trí tuệ soi sáng khắp mọi nơi, mọi chốn, khắp vạn pháp, khắp vạn niệm vẫn như vậy A Di Đà Phật không còn ai nơi đó, không thấy dấu A Di Đà Phật. Vì tất cả pháp, tất cả niệm đều “ như vậy”, “ như niệm”. Nhất động A Di Đà, nhất tịch A Di Đà
Muôn vạn niệm trồng thanh lương
Chỉ một vấn minh nguyệt
– Nguyệt soi như ai hỏi
Cỏ cây hoa lá tự như vậy.
Như vậy – nơi thân nguyệt
Nguyệt chiếu hoa tự thắm nở
Một hớp Hương Giang cạn
Một vầng nguyệt tỏa
Nguyệt như lai
Trí tuệ Bát Nhã trên đọng sương
– Rớt lạnh
Thể lòng câu 19
19 : Câu A Di Đà
Tổ sư Triệt Ngộ hiện
Trăm năm ba vạn sáu
Lão ấy vẫn di động
Triệt Ngộ A Di Đà,
Giọt sương rớt,
Cõi hư vô.
“Câu 19”
Hán dịch: Nhứt cú Di Đà
Khai Bát nhã môn
Thập hư vạn pháp
Nhứt khẩu bình thôn
Việt dịch: Một câu A Di Đà
Mở toang cửa Bát nhã
Muôn pháp cõi thập hư
Một miếng nuốt tất cả.
Cư sĩ Thanh Hùng
Pháp hiệu: TC Trí
Mật tông hiệu: Kim Cang Kiết Tường
COMMENTS
Để về được cực Lạc quốc, để thể hiện lên được tự tánh A Di Đà phải chẳng sự tu niệm chỉ có vậy! người hành giả đệ tử của Đức Phật thật sự chuyên nhất chuyên sâu xuyên suốt không chỉ nói trên văn tự mà phải thật sự là nhân chứng của chính mình trong pháp hành niệm hồng danh ngài.
Như Thầy nói: ” Nghĩa là một niệm vui, buồn, hờn giận , si mê, đau khổ, an lạc, trong mọi cảm xúc, trong mỗi cái biết nó tiếp nối liên tục người hành giả ngay nơi đó đến tự phát, thể hiện, tự tự như như – A Di Đà Phật.”.
sự quán xét trong từng hơi thở, ý niệm, tâm ý, sự vận chuyển sát na hành nghiệp đó gắn liền là thân là tâm của chính mình. Mọi danh sắc nơi tâm đồng thể hiện là Ngài A Mi Đà Phật. Chỉ có như vậy người hành giả mới có đủ công đức phước báu trí huệ đới sanh về Cực Lạc Quốc. Hiện cảnh đó có khó hay không chỉ ngay nơi đó Phật và người hành giả đó tự biết! tự thật chứng không hoài nghi.
Lời Thầy giảng :
“ Trong không gian trống lãng đó, mây mưa, gió, nước chảy , tiếng côn trùng bất chợt của mắt thấy, bất chợt của tai nghe đều là A Di Đà Phật. Một lần gạch trong tâm, một điểm trong tâm ý, một sự bức xúc, một sự an lành, sự biết tất cả các pháp đều là A Di Đà Phật và khi mặt trời trí tuệ soi sáng khắp mọi nơi, mọi chốn, khắp vạn pháp, khắp vạn niệm vẫn như vậy A Di Đà Phật không còn ai nơi đó, không thấy dấu A Di Đà Phật. Vì tất cả pháp, tất cả niệm đều “ như vậy”, “ như niệm”. Nhất động A Di Đà, nhất tịch A Di Đà.”
Từ lời Thầy giảng giúp con thấy được những suy ngẫm trong tâm con khi sống giữa cuộc đời vô thường quan sát những diễn biến chuyển biến đổi thay của ngoại duyên tác động vào tâm thức và sự thay đổi của tâm thức từ lúc không niệm và khi chuyên tâm niệm Phật niệm Mật Chú khác nhau một trời một vực giống như thấy được những ý niệm trong tâm con là tâm ngạ quỷ xúc sinh nhờ có năng lực của Mật Chú Chuẩn Đề A Mi Đà Phật khi niệm cho con tin cái trí thường hằng tĩnh tâm của Đức Phật của Thầy dạy là đây, chỉ cần nhất tâm tin tưởng thì niệm tỉnh trong cái biết sáng suốt, nhưng có những lúc trong tâm con vẫn còn gợn lên trong tim sự bất an nôn nao từ cảm xúc này con trì chú con nhớ đến Thầy và hiểu rằng chỉ cần khi con thành tâm đảnh lễ trước Thầy thì sẽ hoá giải đi được những chủng nghiệp đó và để hiểu hơn về lời Thầy dạy con chỉ biết cần niệm chú thật nhiều hơn nữa.
Thầy giảng :
“ sự biết tất cả các pháp đều là A Di Đà Phật và khi mặt trời trí tuệ soi sáng khắp mọi nơi, mọi chốn, khắp vạn pháp, khắp vạn niệm vẫn như vậy A Di Đà Phật .”
Khi trong tất cả mọi vui, buồn, khổ đau, cực nhọc hay vui khi tâm đang niệm thì mọi lúc mọi nơi mọi sự đến và đi trong cảm thọ đều là Phật là A Di Đà Phật là Mật Chú Chuẩn Đề và mặt trời trí huệ soi sáng mọi nơi ấy đều là những ý trí như Thầy từng dạy chúng con “ góp giác thành vàng” là những giác niệm thanh tịnh tịnh nghiệp chui rèn thành trí kim cang, tịnh thân khẩu ý. Trong con là một mớ bòng bong rối ren chỉ có lời Thầy dạy và chuyên tâm niệm Mật chú mới giúp cho con dần thấy được ánh sáng trí huệ trong tâm thức ấy. Con thành tâm tạ ơn Thầy nhờ có Thầy thương dạy rất nhiều con mới nhận thấy được những nghiệp tập sai quấy suốt bao nhiêu năm nay để chấp nhận là con người mình và muốn sửa đổi ưu việt nhất là nắm lấy từng lời Thầy dạy và chuyên chú niệm Mật Chú Chuẩn Đề.
Nam Mô Bổn Sư Kim Cang Kiết Tường. Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha Bộ Lâm. Om Mani Padme Hum. A Mi Đà Phật.
Tổ sư Triệt Ngộ_ một vị Tổ của Thiền tông,kiêm Tổ Tịnh độ tông,một đời hoằng pháp của Ngài,cùng tư tưởng giáo hoá có thể nói là đúc kết nơi 100 bài kệ niệm Phật.Phần đông đọc qua ai cũng cảm thấy hay,câu từ súc tích,nhưng thật ra là chỉ ở phần nổi của chữ nghĩa,giáo học.Đọc các bài luận giảng của Thầy,đệ tử cảm nhận Thầy chẳng bám chấp vào câu chữ,bởi câu chữ của Tổ quá súc tích.Ở đây,là một sự đồng điệu,khế nhập ở một tầng tư tưởng vượt thoát,bao hàm cả giáo lý giải thoát của Đức Phật.Sự đồng điệu đó chỉ có tâm chứng,chẳng thể suy lường mà luận giải.
“cũng ngay nơi âm vận âm lực, âm niệm, âm tưởng, âm bất động, âm động chuyển A Di Đà Phật đó sẽ thể hiện trí tuệ giải thoát của chư Phật ngay nơi đó”.
Ngôn ngữ tự tâm,nên đón nhận bằng sự thành tâm.
Một công án để đệ tử lắng tâm quán xét.
Úm Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha.Bộ Lâm.
Om Mani Padme Hum.A Mi Đà Phật.